31 March 2011

Vận mệnh đất nước

Vận mệnh đất nước

Vô Chiêu

Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì Đảng Cộng Sản VN cướp chính quyền vào năm 1945, nằm trong vận 5 (1944-1963) thuộc hành Thổ. Đến nay là vận 8 (2004-2023) cũng thuộc hành Thổ (đang thịnh) thì hành Thổ của vận 5 đã hết thời khí nên suy sụp. Đảng Cộng Sản đang bị dân chúng chống đối, kinh tế ngày càng suy thoái, lụn bại và cuối cùng sẽ bị tan rã. Ngày tàn của chế độ Cộng Sản VN không còn bao lâu nữa, chỉ sớm hay muộn trong vài năm tới mà thôi!


Lâm Quốc Thanh là một nhà phong thủy và là người nghiên cứu nhiều về lịch sử Việt Nam. Theo ông thì việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô bao giờ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của một chế độ hay có khi của cả một dân tộc. Bởi thế nên từ hơn 3,000 năm về trước, các vua chúa Trung Hoa đã biết dựa vào thuật Phong thủy để tìm kiếm những vùng đất tốt đẹp cho việc đóng đô lập quốc. Có lẽ điều này giải thích lý do tại sao các triều đại phong kiến Trung Hoa thường tồn tại rất lâu dài, bền bỉ. Và mặc dù cũng phải trải qua những giai đoạn suy tàn, ly loạn, nhưng sức mạnh và nền văn minh của họ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển cho tới bây giờ, chứ không bị tàn lụi hẳn như những đế quốc cổ đại và trung đại khác như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Ả Rập...

Riêng đối với dân tộc Việt, từ lúc sơ khai của thời kỳ Hùng Vương cho tới nay, thủ đô của đất nước đã được dời đi đổi lại nhiều lần và vận mệnh của dân tộc cũng vì thế mà biến đổi theo.

Từ Phong Châu (kinh đô của các vua Hùng) dời đến Cổ Loa, Phiên Ngung, Hoa Lư, rồi tới Thăng Long (tức Hà Nội), Phú Xuân (tức Huế) và Sài Gòn. Tùy theo địa thế và vận khí riêng biệt của mỗi thành phố trên, đất nước ta đã từng trải qua biết bao nhiêu giai đoạn thăng trầm. Khi thì vươn lên với một nền văn minh rực rỡ của trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn. Khi thì tàn tạ, yếu kém suy vong, phải chịu đựng 1,000 năm Bắc thuộc. Rồi đến những lúc cường thịnh đủ sức phá Tống, bình Chiêm. Lại có những lúc suy yếu phải chịu sự đô hộ, sai khiến của ngoại bang...

Ông Thanh dựa vào những quy luật biến hóa tự nhiên của Tam Nguyên Cửu Vận để xác định những giai đoạn hưng vượng hoặc suy vong của đất nước trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai.

Tam Nguyên Cửu Vận

Tam Nguyên Cửu Vận là chu kỳ 180 năm được lập đi, lập lại không ngừng. Mỗi một chu kỳ được chia ra làm Tam Nguyên, mỗi Nguyên là một giai đoạn dài 60 năm, và được đặt theo thứ tự là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Mỗi Nguyên lại được chia làm 3 Vận, mỗi Vận là một giai đoạn dài 20 năm:

-Vận 1, 2, 3 thuộc về Thượng Nguyên.
-Vận 4, 5, 6 thuộc về Trung Nguyên.
-Vận 7, 8, 9 thuộc về Hạ Nguyên.

Dưới đây là bảng Tam Nguyên Cửu Vận của 1,060 năm


Vận 1
Vận 2
Vận 3
Vận 4
Vận 5
Vận 6
Vận 7
Vận 8
Vận 9
964
984
1004
1024
1044
1064
1084
1104
1124
1144
1164
1184
1204
1224
1244
1264
1284
1304
1324
1344
1364
1384
1404
1424
1444
1464
1484
1504
1524
1544
1564
1584
1604
1624
1644
1664
1684
1704
1724
1744
1764
1784
1804
1824
1844
1864
1884
1904
1924
1944
1964
1984
2004
2024


Những năm ghi trên đều là những năm khởi đầu của mỗi Vận. Như năm 964 là năm khởi đầu của Vận 1, nên từ năm đó cho đến năm 983 đều nằm trong Vận 1. Đến năm 984 mới bước vào Vận 2...

Hà Nội và vận nước

Nếu nhìn lại lịch sử thì ngay từ thời Bắc thuộc, một số tướng lãnh Trung Hoa có tầm hiểu biết sâu rộng về Phong thủy như Cao Biền đã bắt đầu để ý tới địa thế tốt đẹp của Hà Nội. Bởi thế, nên ngay từ thời đó, họ đã cho xây thành ở khu vực này và đặt tên là thành Đại La, nhưng ngôi thành này thường bị bỏ trống, ít khi được chú ý tới. Phải đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, ngài thấy Hoa Lư có địa thế quá nhỏ hẹp nên mới dời đô về đây và đổi tên là thành Thăng Long (năm 1010, thuộc Vận 3 Thượng Nguyên).

Xét về vận khí thì đây chính là lúc suy vong của Hà Nội. Nhưng cũng may cho nhà Lý là Hà Nội khi trước đã bị bỏ trống từ lâu, đến lúc đó mới được chọn làm đế đô nên vận khí chưa thể ảnh hưởng mạnh mẽ ngay đến cục diện của đất nước. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian cai trị của Ngài (1010-1028), giặc giã nổi lên khắp nơi, khiến cho nhà vua và các hoàng tử phải luân phiên đi đánh dẹp mới giữ vững được đất nước và bảo tồn được ngôi báu cho nhà Lý.

-Khi vua Lý Thái Tổ qua đời, Thái tử Phật Mã lên nối ngôi (1028), hiệu là Lý Thái Tông (trong Vận 4). Ngay lúc này, ngài đã phải lo đối phó với cuộc tranh giành ngôi báu của các hoàng tử khác, nhờ có danh tướng Lê Phụng Hiểu phò tá nên mới dẹp yên được cuộc nổi loạn.

-Năm 1038, cũng trong Vận 4, Nùng Tồn Phúc nổi loạn ở Lạng Sơn, tự xưng hoàng đế, thanh thế rất lớn, khiến vua Thái Tông phải thân chinh cầm quân mới dẹp yên.

-Năm 1044, bước sang Vận 5, vượng khí đã bắt đầu đến với Hà Nội, vua Thái Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành. Quân ta đại thắng, chiếm được kinh đô Phật Thệ của nước Chiêm.

-Năm 1048, cũng trong Vận 5, Nùng Trí Cao lại nổi loạn ở Lạng Sơn, âm mưu dựa vào nhà Tống bên Tàu để chống lại nhà Lý. Nhưng vì lúc đó nhà Tống đang suy yếu, chưa muốn sinh sự với Ðại Việt, nên âm mưu này bị thất bại. Sau đó, Nùng Trí Cao bị nhà Lý đánh, phải chạy sang Tàu cướp phá, rồi bị tướng nhà Tống là Địch Thanh dẹp tan.

-Năm 1068, trong Vận 6 Trung Nguyên, biết được Chiêm Thành bí mật liên kết với nhà Tống, không chịu thần phục nước ta, vua Lý Thánh Tông giao cho Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt. Quân ta đại phá quân Chiêm, bắt được Chiêm vương là Chế Củ. Sau cuộc chiến này, Chiêm Thành không những bị bắt buộc phải thần phục nước ta, mà còn phải cắt 3 châu dâng nạp để tạ tội.

-Vào cuối năm 1075, cũng trong Vận 6, thấy nhà Tống có ý muốn đánh nước ta, Lý Thường Kiệt liền dẫn quân sang đánh chiếm Khâm châu, Ung châu và Liêm châu của nhà Tống, phá hủy mọi căn cứ và những kho tàng quân sự rồi rút quân về.

-Đầu năm sau, vẫn trong Vận 6, vua Tống cử Quách Quỳ làm đại tướng, ồ ạt dẫn quân sang báo thù, nhưng bị Lý Thường Kiệt chận đánh kịch liệt bên bờ sông Như Nguyệt. Thấy lực lượng bị hao mòn nhiều và biết không thể thắng nổi nước ta, Quách Quỳ bèn chấp nhận giảng hòa rồi rút quân về.

-Năm 1103, vào cuối Vận 7, Lý Giác khởi loạn ở vùng Nghệ An, rồi liên kết với cả Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt phải đem quân vào đánh mới dẹp yên.

-Trong suốt Vận 8 (1104-1123), nước ta sống trong cảnh thái bình thịnh trị.

-Bước sang Vận 9, vào những năm 1128, 1132, 1135, Chân Lạp nhiều lần cho quân ra quấy phá Nghệ An, nhưng đều bị nhà Lý dẹp tan nên cuối cùng lại xin thần phục.

-Năm 1138, vào cuối Vận 9, vua Lý Anh Tông mới có 3 tuổi lên ngôi, nhưng nhờ có Tô Hiến Thành là một trung thần tài ba phò tá nên trong suốt thời gian cai trị của ngài (1138-1175), tức là từ cuối Vận 9 qua tới giữa Vận 2, đất nước vẫn tương đối được ổn định. Đến khi Tô Hiến Thành qua đời (1179), nhà Lý bước vào thời kỳ suy vong.

-Dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210), từ giữa Vận 2 cho đến giai đoạn đầu của Vận 4, giặc giã nổi lên như ong. Trong triều đình từ vua tới quan đều bất tài, không đối phó nổi với tình thế. Năm 1208, Quách Bốc nổi loạn, rồi đem quân về đốt phá kinh thành khiến vua Cao Tông phải dẫn Thái tử Sam bỏ chạy. Sau phải nhờ Trần Lý đem quân về dẹp loạn mới lấy lại được kinh đô nhưng quyền bính lọt hết về tay họ Trần. Trong suốt thời gian còn lại của Vận 4 (1210-1223), vương quyền của nhà Lý mỗi lúc một suy yếu, tàn tạ. Để rồi vào năm 1225, Trần Thủ Độ diệt nhà Lý, đặt cháu là Trần Cảnh lên làm vua và lập ra nhà Trần.

-Bước vào Vận 5, khi nhà Trần được sáng lập thì cũng là lúc vượng khí bắt đầu đến với Thăng Long (Hà Nội), nên đây là lúc mà sức mạnh của đất nước được bộc phát trở lại. Ngay từ những ngày đầu, Trần Thủ Độ đã tiến hành nhiều cuộc canh tân, cải cách, diệt trừ nội loạn. Nhờ thế nên chẳng bao lâu, các nền chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trên đất nước Việt đều được khôi phục và phát triển. Nhưng trong lúc đó, xứ Mông Cổ cũng đang nổi lên thành một thế lực đế quốc hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử thế giới, đánh chiếm được hầu hết Á Châu rồi tràn sang đến tận vùng Đông Âu. Sau khi đã chiếm được phần lớn đất đai của Trung Hoa, Mông Cổ bắt đầu dòm ngó tới Việt Nam.

-Năm 1257, trong Vận 6, chúa Mông Cổ là Hốt Tất Liệt phái danh tướng Ngột Lương Hợp Thai đem quân đánh chiếm nước Đại Lý (thuộc tỉnh Vân Nam bây giờ) và sau đó tiến xuống để chiếm Việt Nam. Ngột Lương Hợp Thai tiến binh rất nhanh, chỉ trong 1 tháng đã diệt được nước Đại Lý, rồi thừa thắng tiến quân vào nước ta.

-Trước sức mạnh của quân địch, vua tôi nhà Trần phải bỏ Thăng Long rút về Hưng Yên, áp dụng chiến lược "tiêu thổ kháng chiến" để đối phó. Chẳng bao lâu sau, khi thấy quân Mông Cổ suy yếu vì không được tiếp tế lương thực đầy đủ nên nhà Trần mở cuộc tổng phản công, đánh bại quân địch ở Đông Bộ Đầu, khiến cho Ngột Lương Hợp Thai phải rút quân tháo chạy về Vân Nam.

-Sau chiến thắng này và cho đến hết năm 1283, tức là từ giữa Vận 6 cho đến cuối Vận 7, nhà Trần phải trải qua cuộc đấu tranh đầy cam go và thử thách về ngoại giao với nhà Nguyên (Mông Cổ).

-Đầu năm 1285, thuộc Vận 8, Hốt Tất Liệt sai thái tử Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang đánh nước ta lần thứ hai. Đây chính là lúc vận khí của Hà Nội đang trong giai đoạn cực thịnh, nên mặc dù quân Mông Cổ tinh nhuệ và đông đảo, nhưng chỉ sau 5 tháng giao tranh, bọn chúng đã bắt đầu nao núng. Trước tình hình đó, quân ta phản công, đại thắng quân địch trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp, giết Lý Hằng, chém Toa Đô, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn, sau đó chạy về Tàu.

-Cũng trong Vận 8, vào cuối năm 1287, quá căm tức vì cuộc thất trận này, Hốt Tất Liệt lại sai Thoát Hoan đem 30 vạn quân sang đánh nước ta lần thứ ba. Nhưng lần này thì quân địch còn bị thảm bại nhanh chóng hơn vì sau khi đoàn thuyền chở quân lương của chúng bị phá tan ở Vân Đồn, Thoát Hoan đành phải chia quân theo đường thủy và đường bộ rút lui. Đạo thủy quân của địch bị quân ta chận đánh tan tành trên sông Bạch Đằng, những danh tướng như Ô-mã-Nhi, Phàn Tiếp đều bị bắt sống. Còn đạo quân dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan theo đường bộ rút về cũng bị chận đánh kịch liệt, các đại tướng như A-bát-Xích, Trương Ngọc đều bị tử trận, Thoát Hoan phải vất vả mới trốn thoát qua được ải Nam Quan.

Xét về 2 cuộc đại thắng quân Mông Cổ của nhà Trần sau này đều xảy ra trong Vận 8, giữa lúc vận khí của Hà Nội đang đi đến giai đoạn cực thịnh nhờ linh khí của những dãy núi dài hàng ngàn dậm ở phía Đông Bắc hướng tới vô cùng mãnh liệt. Bởi thế nên chẳng những tinh thần quật cường, bất khuất của cả dân tộc ta lúc đó đang bùng lên cao độ mà những anh hùng tài ba lỗi lạc cũng xuất hiện rất nhiều. Từ những vị vua như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cho đến những danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão... và đặc biệt là vị đại anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Chính vì thế nên dù đế quốc Mông Cổ có hùng mạnh đến đâu, quân của chúng có đông đảo, thiện chiến và tinh nhuệ tới mức nào đi nữa, khi bước đến Việt Nam cũng không thể tránh được sự thảm bại.

-Sau 2 cuộc đại thắng này, nhà Trần hưởng cảnh thanh bình, thịnh vượng được hơn 40 năm (1288-1233), tức là từ những năm còn lại của Vận 8 (16 năm) qua hết Vận 9 vào đến giữa Vận 1.

-Năm 1307, đầu Vận 9, Chiêm Thành đem quân sang quấy rối nước ta, nhưng bị nhà Trần đánh cho đại bại, Chiêm Vương Chế Chí bị bắt đem về giam ở Hà Nội.

-Năm 1334, vào giữa Vận 1, giặc Lào bắt đầu kéo sang phá phách. Mặc dù bị đánh bại, nhưng sau đó chúng vẫn tiếp tục trở lại cướp phá thường xuyên, khiến cho vua tôi nhà Trần phải vất vả lo toan đánh dẹp và phòng thủ biên giới.

-Kể từ đời vua Trần Dụ Tông (lên ngôi năm 1341, tức cuối Vận 1) thì nhà Trần bắt đầu suy yếu vì nhà vua chỉ biết vui chơi, giữa lúc nhân dân đói khổ, lầm than. Năm 1353, thuộc Vận 2, thấy nước Chiêm có nội chiến, vua Dụ Tông bèn đem quân sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm đánh bại.

-Năm 1367, đầu Vận 3, nhà Trần lại cử đại quân vào đánh Chiêm Thành nhưng cũng bị đại bại như lần trước, chủ tướng của quân ta bị địch bắt sống.

-Năm 1377, cũng trong Vận 3, vua Trần Duệ Tông và Hồ Quý Ly huy động 12 vạn quân thủy bộ vào đánh Chiêm Thành. Nhưng khi tiến tới Đồ Bàn thì bị vua Chiêm là Chế Bồng Nga đánh tan, vua Trần bị tử trận, còn Hồ Quý Ly phải tháo chạy trở về. Thắng trận này, Chế Bồng Nga liên tiếp 3 lần đem quân ra đánh chiếm Thăng Long, cướp phá kinh thành rồi trở về.

-Năm 1389, đầu Vận 4, trong lúc Chế Bồng Nga đang đem quân sang đánh nước ta lần thứ 4 thì có nhà sư tên Phạm Sư Ôn lại nổi loạn, khiến triều đình nhà Trần vô cùng bối rối. May nhờ Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận, quân Chiêm mới lui binh, loạn Phạm Sư Ôn cũng được dẹp yên. Đến lúc này, nhà Trần đã quá suy yếu, quyền hành lọt hết vào tay Hồ Quý Ly. Họ Hồ mỗi ngày một tạo dựng thêm vây cánh khắp triều đình, để rồi đến năm 1400 (cuối Vận 4) thì diệt nhà Trần, lên ngôi và lập ra nhà Hồ.

Xét về những cuộc thất bại của nhà Trần dưới tay quân Chiêm đều xảy ra vào khoảng từ giữa Vận 2 đến đầu Vận 4, là những giai đoạn mà vận khí của Hà Nội rất suy yếu. Bởi thế nên mặc dù nước ta rộng lớn hơn, tiềm lực về kinh tế lẫn quân sự đều hùng hậu hơn Chiêm quốc, vậy mà vẫn bị họ đánh cho khốn đốn, khiến vua tôi nhà Trần nhiều phen phải bỏ cả kinh đô mà chạy.

Đúng ra trong giai đoạn đó, nhà Trần chỉ nên án binh bất động, vì khi vận khí của kinh đô đã quá suy yếu thì không thể chiến thắng. Ngay cả đến việc diệt trừ nội loạn như cuối đời nhà Lý (cũng trong các Vận 3,4) mà còn chưa làm nổi thì làm sao có thể chiến thắng được các quốc gia thù địch ở bên ngoài. Tuy nhiên, trong các Vận 3 và 4, sát khí của biển Đông quá mạnh, nên dù nhà Trần có hòa hoãn với các nước lân cận thì cũng bị những cuộc nổi loạn trong nước làm cho điêu đứng để rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt

Khi Hồ Quý Ly lên ngôi, việc đầu tiên của ông là cho dời thủ đô về Tây Đô ở Thanh Hóa, rồi cho tiến hành nhiều cải cách táo bạo về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và quân sự.

-Vào năm 1407, đầu Vận 5, khi nhà Minh mượn tiếng "phù Trần diệt Hồ" đem quân sang xâm lăng nước ta thì nhà Hồ bị tan rã và sụp đổ nhanh chóng. Một lần nữa, dân tộc ta lại nằm dưới ách thống trị của phương Bắc.

Nếu xét về phương diện Phong thủy và vận khí thì sự sụp đổ của nhà Hồ là do 2 nguyên nhân chính:

*Thứ nhất là khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, vận khí của thủ đô Thăng Long đang ở trong giai đoạn tàn tạ, suy yếu đến tột độ (Vận 4). Nên dù ông có cố công canh tân, cải cách thế nào đi nữa, nước yếu vẫn hoàn yếu, mà lòng người dân lại càng không phục.

*Thứ hai là việc ông lập Tây Đô (thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa bây giờ) làm thủ đô mới. Ðây là một vùng đất chật hẹp, lại bị long mạch của dãy Hoàng Liên Sơn tiến tới đâm sát vào. Đối với Phong thủy, địa thế như vậy không được coi là có Long (núi) chầu phục, mà chính là thế bị Long tiến tới bức bách, áp chế, khiến cho vượng khí bị thất tán, còn sát khí thì tràn ngập cả kinh đô. Bởi thế nên ngay từ khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã gặp phải những áp lực nặng nề từ trong và ngoài nước, để rồi đến khi quân Minh sang đánh nước ta thì nhà Hồ liền bị sụp đổ nhanh chóng.

Mặt khác, vào lúc đó, vận khí của Bắc Kinh đang ở trong giai đoạn cực kỳ hưng vượng (thành Bắc Kinh chủ phát vào các Vận 5, 6, và 7). Do đó, nếu đem vận khí của Tây Đô đối chọi với vận khí của Bắc Kinh lúc đó thì làm sao nhà Hồ không lãnh lấy cái hậu quả diệt vong, mất nước? Nếu như Hồ Quý Ly không dời đô, tuy ông sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu, nhưng khi bước vào Vận 5 (1404) vượng khí sẽ trở lại với Thăng Long. Lúc đó, sức mạnh và tinh thần quật khởi của dân tộc lại trào dâng mạnh mẽ thì nhà Minh làm sao đánh chiếm và đô hộ nước ta ngót 20 năm được?

Nhưng cũng may cho dân tộc ta, khi quân Minh thiết lập nền đô hộ, chúng lại lấy Thăng Long (lúc đó đã đổi tên là Đông Đô) làm trung tâm điều hành việc cai trị, trực tiếp nhận lệnh điều khiển từ Bắc Kinh. Nhưng chúng không biết rằng trong các Vận 5, 6, 8, nếu là một trung tâm quyền lực chính trị thì Thăng Long sẽ không bao giờ là chư hầu của bất cứ một nước nào trên thế giới. Do đó những phong trào kháng chiến bùng nổ khắp nơi, cho đến khi Lê Lợi tập hợp được anh hùng hào kiệt, phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn thì nền độ hộ của quân Minh đã bước vào thời kỳ tàn cuộc.

-Vào năm 1426, đầu Vận 6, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang nước ta để đối phó với phong trào kháng chiến của Lê Lợi nhưng đạo quân này bị ta đánh tan ở Tuy Động. Năm sau, cũng trong Vận 6, nhà Minh lại phái Liễu Thăng và Mộc Thạnh đem 15 vạn quân sang nước ta hòng cứu vãn tình thế. Nhưng khi 10 vạn quân của Liễu Thăng bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn trong các trận đánh Chi Lăng, Tốt Động, Chúc Động thì nhà Minh không còn cách gì khác hơn là rút hết quân về nước và thừa nhận nền độc lập của dân tộc Việt.

Đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Thái Tổ và lập ra nhà Lê, nhưng Ngài chỉ ở ngôi được 6 năm (1428-1433) thì băng hà. Con Ngài lên thay lấy hiệu là Thái Tông (1434-1442). Dưới thời vua Thái Tổ và Thái Tông, có nhiều vụ giết hại những công thần danh tiếng như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Sát, Nguyễn Trãi... xảy ra. Đó chẳng qua là vì trong suốt Vận 6, nước ta thường bị đe dọa bởi những cuộc chiến tranh lớn hay những vụ khủng hoảng chính trị trầm trọng. Nhưng sau những trận đại thắng quân Minh trước đây, không còn một nước nào trong khu vực dám xâm phạm bờ cõi nước ta nữa. Do đó mới xảy ra những vụ giết hại công thần kể trên. Sau thời vua Lê thái Tông, nước ta tương đối được ổn định trong suốt 16 năm.

-Đến năm 1459, trong Vận 7, hoàng thân Nghi Dân đem quân về giết vua đoạt lấy ngôi, nhưng chỉ không đầy một năm sau thì lại bị các quan đại thần phế đi, rồi lập em là Gia Vương Tư Thành lên ngôi, lấy hiệu là Lê Thánh Tông.

-Dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497, tức là từ cuối Vận 7 qua hết Vận 8 cho tới gần cuối Vận 9), nước ta trở thành một cường quốc hùng mạnh bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Ở trong nước, nhà vua cho tiến hành nhiều cải cách từ chính trị, kinh tế đến luật lệ, thuế khóa... khiến đời sống người dân được yên ổn, sung túc. Ở ngoại biên, vua Lê Thánh Tông huy động những cuộc viễn chinh quy mô:

*Năm 1470, Ngài đem 26 vạn quân đi đánh và chiếm đất Chiêm Thành.

*Năm 1479, Ngài đem 18 vạn quân sang dẹp yên xứ Lão Qua.

*Năm 1480, lại đem 30 vạn quân xuống diệt xứ Bồn Mang. Thấy nước ta khống chế các nước lân bang nơi phía Nam, Minh triều bực tức nhưng chẳng làm gì được. Vì trong Vận 8, nguyên khí của thành Bắc Kinh đã đến thời kỳ suy yếu, không thể nào đối chọi nổi với cái hùng khí của Thăng Long lúc ấy.

-Sau khi vua Lê Thánh Tông băng hà, dân tộc ta vẫn tiếp tục sống trong cảnh thái bình thịnh trị dưới thời vua Lê Hiến Tông (1497-1504, tức là từ những năm cuối của Vận 9 sang đến đầu Vận 1). Nhưng kể từ đó trở đi, nhà Lê bắt đầu suy yếu với những ông vua xa xỉ, độc ác như Lê Uy Mục (1505-1509), Lê Tương Dực (1510-1516), khiến cho trăm họ đói khổ, giặc giã nổi lên. Lợi dụng tình thế rối ren đó, một võ tướng tên Mạc Đăng Dung bắt đầu gây dựng thế lực, diệt trừ các cuộc nổi loạn và những phe cánh đối lập. Khi đã thâu tóm trọn quyền bính trong tay, Mạc Đăng Dung cho người giết vua Lê Cung Hoàng rồi tự xưng vương và lập ra nhà Mạc vào năm 1527, lúc đó đang là đầu Vận 2. Nhưng chẳng được bao lâu thì con cháu nhà Lê, được sự phò tá của 2 họ Trịnh và Nguyễn, lại bắt đầu nổi lên ở Nghệ An để tạo thành thế Nam-Bắc triều.

-Trong suốt thời gian từ năm 1540 cho đến năm 1583, tức là từ cuối Vận 2 cho đến hết Vận 4, cả 2 bên đều mở rất nhiều cuộc tấn công quyết liệt, nhưng không bên nào dành được thắng lợi trọn vẹn. Phải đến năm 1591 (đầu Vận 5), Trịnh Tùng kéo đại quân ra Bắc, chiếm được thành Thăng Long, nhưng lại cho san thành bình địa rồi rút về. Năm sau, Trịnh Tùng lại đem quân ra Bắc lần nữa mới thực sự diệt được nhà Mạc và bình định đất Bắc.

Nếu xét tới sự thất bại của nhà Mạc thì lý do không ngoài việc Mạc Đăng Dung đã vội vã cướp ngôi nhà Lê quá sớm. Thật vậy, lúc đó đang là đầu Vận 2, nguyên khí nước ta đang dần dần bị suy yếu, nên dù ông có cố công gắng sức trong việc cai trị, nhưng tình thế mỗi lúc một trở nên đen tối. Trong các Vận 3, 4, nhà Mạc mỗi lúc một tàn tạ, suy nhược, nên khi bước vào Vận 5 thì bị tiêu diệt. Bởi vì lúc đó vượng khí đã bắt đầu trở về với Thăng Long, nên những chế độ mục nát, suy tàn bị quét sạch để nhường bước cho những thế lực chính trị mới, có đầy đủ khả năng và nghị lực để đối phó với tình thế.

Tuy nhiên, khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, lại cho quân phá tan thành bình địa, khiến cho vượng khí bị thất tán, làm suy giảm rất nhiều khí lực của kinh đô. Bởi thế nên về sau, họ Trịnh chẳng những phải hao tổn rất nhiều thời gian và công sức mới trừ hết được những dư đảng của nhà Mạc, mà còn không khuất phục được họ Nguyễn ở phương Nam. Ngay cả trong các Vận 8 (1644-1663) và Vận 9 (1664-1683) là những giai đoạn tốt đẹp nhất của Thăng Long, họ Trịnh vẫn không thống nhất được đất nước, khiến cho tình trạng Nam Bắc phân tranh kéo dài ngót 100 năm.

Giữa lúc 2 phe Trịnh - Mạc đang giao tranh quyết liệt ở ngoài Bắc, họ Nguyễn lợi dụng cơ hội đem quân vào Nam gây dựng thế lực ở Thuận Hóa. Đến khi nhà Mạc bị diệt thì họ Nguyễn đã bắt đầu đủ mạnh để đối phó với họ Trịnh. Lúc này, vua Lê chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều lọt vào trong tay chúa Trịnh (ngoài Bắc) và chúa Nguyễn (trong Nam). Suốt thời gian từ năm 1627 đến năm 1672 (tức là từ đầu Vận 7 cho đến giữa Vận 9), hai bên 7 lần đại chiến tại khu vực Hà Tĩnh - Quảng bình. Vì bất phân thắng bại, nên đành lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước.

Mặc dù không thống nhất đất nước, nhưng trong thời gian đầu, các chúa Trịnh đều là những nhà lãnh đạo có tài, biết chăm lo việc nước nên đời sống của người dân cũng được yên lành, sung túc. Chỉ đến đời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740 tức là bắt đầu từ Vận 3 trở đi) thì nền cai trị của nhà Trịnh đã bắt đầu lung lay. Dưới chế độ thuế khóa, phu dịch quá nặng nề của triều đình, người dân vô cùng đói khổ, lầm than, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn liên tiếp trong suốt 30 năm (1739-1769), khiến cho triều đình phải vất vả mới dẹp yên.

-Đến đời chúa Trịnh Sâm (1767-1782, trong Vận 5), do cũng có năng lực, lại được những đại thần có tài như Bùi Thế Đạt, Hoàng Ngũ Phúc, Lê Quý Đôn... phò tá nên chẳng những dẹp yên được các cuộc nổi loạn, mà còn bắt đầu bành trướng thế lực của họ Trịnh xuống phương Nam. Nhưng khi ông qua đời, con là Trịnh Khải lên thay, bất tài, hèn yếu, không làm chủ được tình thế, để cho kiêu binh lộng hành, khiến cho miền Bắc trở nên rối loạn. Giữa lúc đó, nước Trung Hoa ngày càng hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Càn Long, lại chủ trương xâm chiến các nước láng giềng để mở rộng cương thổ. Trước mối đe dọa nghiêm trọng đó, nhà Trịnh bắt buộc phải cáo chung để mở lối cho sự xuất hiện của một vị đại anh hùng mới của dân tộc Việt là vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

-Còn về phần các chúa Nguyễn ở trong Nam thì mặc dù hùng cứ một phương, nhưng trên danh nghĩa vẫn là tôi thần của vua Lê, không lập nước hoặc kinh đô riêng nên vẫn phụ thuộc vào vận khí của Thăng Long. Do đó, trong những giai đoạn đầu, các chúa Nguyễn cũng rất tài giỏi, biết cách an dân, trị nước, đồng thời tiếp tục mở rộng lãnh thổ nước ta cho đến tận Hà Tiên. Sau này, dưới thời các chúa Nguyễn Phúc Trú (1725-1738) và Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) tức là trong các Vận 3 và 4, triều đình trong Nam đã bắt đầu suy yếu, những cuộc Nam tiến hầu như đã bị đình trệ hẳn.

-Kể từ năm 1765 tức là đầu Vận 5, triều đình của chúa Nguyễn bị mục nát vì sự lộng hành của quyền thần Trương Phúc Loan, khiến cho muôn dân đói khổ. Trước tình hình đó, 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đứng lên phát động cuộc khởi nghĩa vào năm 1772 (giữa Vận 5).

Chỉ trong một thời gian ngắn, anh em Tây Sơn đã chiếm đươc trọn vẹn đất đai của chúa Nguyễn, nên năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ) và lập ra nhà Tây Sơn.

Tại đất Gia Định, khi anh em Tây Sơn vừa rút đi, một tôn thất nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh lại trở về mộ binh chống lại. Trong hai năm 1782, 1783, Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh bại liên tiếp nên phải chạy sang Thái Lan cầu cứu.

-Năm 1784, đầu Vận 6, Thái Lan đem 2 vạn quân và 300 chiến thuyền sang xâm chiếm nước ta, nhưng vừa tiến tới Mỹ Tho thì bị Nguyễn Huệ đánh tan trên sông Rạch Gầm - Xoài Mút, khiến cho Nguyễn Ánh và đám tàn quân phải tháo chạy về đất Thái.

Bình định được trong Nam, Nguyễn Huệ liền nghĩ đến chuyện Bắc phạt. Vào giữa năm 1786, ông đem quân ra đánh Thuận Hóa, rồi tiến ra Thăng Long như vũ bão. Chỉ trong một tháng ông đã chiếm được kinh đô của đất Bắc, diệt chúa Trịnh, trao trả quyền hành cho vua Lê rồi trở về Nam. Nhưng vua Lê bất tài, không điều hành nổi chính sự, nên các lộng thần lại nổi lên, tác oai tác quái, khiến cho Nguyễn Huệ phải ra Bắc lần nữa để diệt trừ những phần tử sâu dân, mọt nước, thiết lập chính quyền mới rồi lại trở về Nam.

Trong khi đó, vì bị loại ra khỏi nền chính sự Việt Nam, vua Lê uất hận bèn chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh.

-Vào cuối năm 1788, cũng đang trong Vận 6, vua Càn Long liền sai Tôn sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Nhưng khi chúng vừa dừng lại để ăn Tết thì từ Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi, lấy hiệu là Quang Trung kéo 10 vạn binh ra Bắc. Bằng một chiến dịch tốc chiến tốc thắng có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt và của cả thế giới, chỉ trong vòng 5 ngày vua Quang Trung đã đập tan một lực lượng quân sự tinh nhuệ và đông đảo hơn mình gấp bội, với những chiến thắng Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa. Những đại tướng nhà Thanh như Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Sầm Nghi Đống phải bỏ mạng, còn Tôn Sĩ Nghị một mình một ngựa vượt qua ải Nam Quan trốn về nước.

Tiếc thay, sau chiến thắng oanh liệt này, vua Quang Trung lại không đóng đô ở Thăng Long đề duy trì và mở mang sự nghiệp (vì lúc đó đang trong Vận 6, nên vượng khí ở Thăng Long đang trào dâng mãnh liệt). Trái lại, Ngài vẫn tiếp tục dùng Phú Xuân làm kinh đô, mà không biết rằng trong Vận 6, thành phố này sẽ gặp nhiều tai họa. Bởi thế cho nên sau khi Ngài qua đời (1792), Nguyễn Ánh ở đất Gia Định dần dần khôi phục lực lượng đem quân ra chiếm Phú Xuân (1801), diệt nhà Tây Sơn (1802), rồi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long và lập ra nhà Nguyễn. Kể từ đây, Phú Xuân trở thành thủ đô của đất nước, còn Thăng Long (sau này đổi thành Hà Nội) chỉ còn là một thành phố lớn trên đất Bắc mà thôi.

Trải qua các đời vua triều Nguyễn, đất nước ta mỗi ngày một suy yếu, dẫn tới cuộc xâm lăng và đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Năm 1945 khi vua Bảo Đại thoái vị, Hồ chí Minh cướp chính quyền, tuyên bố Việt Nam độc lập và thành lập chính phủ ở Hà Nội thì lúc đó đã bước vào Vận 5.

Năm 1946, Pháp đem quân trở lại Việt Nam, định tái lập chế độ thuộc địa một lần nữa. Nhưng lúc đó đang trong Vận 5, tinh thần quật khởi của dân tộc ta lại trào dâng mạnh mẽ, nên sau 9 năm chiến tranh khốc liệt, thực dân Pháp bị đại bại ở Ðiện biên Phủ, buộc lòng phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Vào lúc này, do sự phân rẽ về ý thức hệ giữa 2 khối Tự do và Cộng sản, nước ta bị chia cắt làm 2 miền:

*Miền Nam theo chế độ Tự do, dưới sự lãnh đạo của Ngô đình Diệm, đóng đô tại Sài Gòn.

*Miền Bắc theo chế độ Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, đóng đô ở Hà Nội (năm 1954, trong Vận 5).

Vào lúc xảy ra sự phân chia đất nước, Sài Gòn đang nằm trong một giai đoạn xấu và địa thế bất lợi, nên tuy đời sống của người dân miền Nam được tự do, sung túc hơn miền Bắc, chính phủ miền Nam vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, bị khủng hoảng chính trị và tôn giáo liên tục. Trong khi đó, mặc dù đời sống của người dân miền Bắc bị nghèo đói dưới chế độ độc tài Cộng sản, thế lực chính trị và quân sự của Hà Nội ngày càng đè nặng lên trên chính quyền miền Nam.

-Bước sang Vận 6 (1964-1983), khí thế của Hà Nội càng bùng lên mãnh liệt. Nên mặc dù Sài Gòn được Hoa Kỳ và đồng minh trợ chiến, đem máy bay oanh tạc miền Bắc trong nhiều năm, nhưng vẫn không đánh bại nổi Hà Nội. Cuối cùng, Hoa kỳ quá chán nản đành rút quân ra khỏi Việt Nam, đến năm 1975 (cũng trong Vận 6) thì Sài Gòn bị sụp đổ trước cuộc tấn công của quân đội miền Bắc.

Sau cuộc chiến tranh này, khí thế của Hà Nội vẫn còn rất mạnh, nên chẳng những khống chế cả 2 nước Lào và Cam Bốt, mà còn làm cho mọi quốc gia trong vùng Đông Nam Á khiếp sợ. Khi Cộng sản Cam Bốt muốn liên minh với Trung Cộng để tách rời ra khỏi vòng kiểm soát của Hà Nội thì liền bị Hà Nội đem quân đánh tan chỉ trong vòng 2 tuần lễ. Thấy chư hầu của mình bị Việt cộng ngang nhiên đè bẹp, Trung Cộng tức giận đem hơn 200,000 quân sang đánh miền Bắc vào năm 1979 (vẫn trong Vận 6) nhưng bị đẩy lui.

-Vận 7 Hạ Nguyên (1984-2003), nếu tính theo vận khí của Hà Nội thì tuy nước ta không phải là quốc gia giàu mạnh nhất trong vùng Đông Nam Á, nhưng cũng không đến nỗi quá nghèo nàn, lạc hậu như bây giờ. Đó là vì vào những năm đầu của thập niên 80, Cộng sản Việt Nam cho thiết lập nhiều đập thủy điện lớn trên những con sông Đà, sông Mã. Trong Vận 7, những con sông này đã đem sát khí đến cho Hà Nội, giờ đây lại còn có những đập thủy điện hoạt động ngày đêm, khiến cho sát khí càng bốc lên dữ dội.

Bởi thế nên trong thời gian gần đây, Hà Nội bị khủng hoảng chính trị liên miên, hết Nguyễn Văn Linh tới Đỗ Mười, đến Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh... Nhưng càng thay đổi, giới lãnh đạo ở Hà Nội lại càng tỏ ra bất tài, không tìm nổi một hướng đi nhất định cho dân tộc. Giữa lúc đó, tệ nạn tham nhũng lan tràn khắp nơi, trong khi người dân vẫn tiếp tục đói khổ, các giới công, nông, trí thức... đều cảm thấy tương lai đất nước quá mù mịt.

Nhưng đối với bộ môn Phong thủy, tương lai lại rất tươi sáng cho dân tộc Việt Nam, bởi vì đã tới Vận 8. Đây chính là lúc mà đất nước ta trở nên giàu có và hùng mạnh. Nếu những người Cộng sản không sớm biết thay đổi, cố gắng chăm lo cho nước giàu dân mạnh mà chỉ lo vơ vét, ăn chơi hoang đàng xa xỉ như hiện nay, thì họ cũng sẽ bị quét sạch đi như những triều đại phong kiến trước đây trong buổi suy tàn.

Tóm lại, vận khí của Hà Nội là trung bình trong Vận 1, suy vi trong Vận 2, tàn tạ trong các Vận 3, 4, bắt đầu phục hưng trong Vận 5, kiêu dũng trong Vận 6, bình thường trong Vận 7, cực thịnh vào Vận 8 và 9. Vận 1, 2, 7 thường có những cuộc chiến tranh nhỏ hoặc những cuộc cướp ngôi, đảo chính. Vận 3, 4 thường có nhiều giặc giã, trong khi giai cấp thống trị thì vô tài, bất lực. Vận 5 bao giờ cũng có những cuộc chiến tranh tương đối lớn, nếu không có thù trong thì sẽ có giặc ngoài. Vận 6 thì bao giờ cũng là những cuộc chiến quy mô chống lại những cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Vận 8 thường có những cuộc chiến tranh lớn (như thời Trần, Lê, Trịnh). Chỉ có Vận 9 là đất nước được thanh bình, ít có chiến tranh, giặc giã, nhưng hùng khí cũng như sự phát triển đều không thể bằng Vận 8.

Một điểm nữa về địa thế Phong thủy của Hà Nội là tuy nằm trong thế "núi, sông chầu phục" nhưng vì nước sông Hồng khi đi ngang qua Hà Nội chảy rất mạnh, chứ không êm đềm, uốn lượn. Vì lý do này nên những nhân vật xuất hiện vào đúng Vận 5 như Trần Thủ Độ, Hồ chí Minh... rất độc ác. Những anh hùng xuất hiện ở các Vận 6, 8 mới tránh được sát khí của sông Hồng để được nhân ái, hiền từ hơn. Ngoài ra, cũng vì lý do này mà nước Việt Nam từ xưa đến nay không bao giờ được giàu có như các cường quốc khác. Gặp lúc thịnh vượng thì chỉ tương đối sung túc, đến lúc suy vi thì điêu tàn.

Theo thiển ý của Vô Chiêu, Việt Nam không thể nào thịnh vượng khi tại quảng trường Ba Đình còn trưng bày xác chết của Hồ Chí Minh. Chủ trương gian ác, trù ếm đất Việt qua xác ướp Hồ Chí Minh đặt tại Ba Đình của Trung Cộng cũng giống như lời nguyền của Mã Viện "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" ngày xưa. Phải thiêu hủy xác ướp Hồ Chí Minh thì dân tộc Việt mới phát cơ đứng đầu các nước Đông Nam Á.

Trong lần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội vừa qua, 2 thùng (container) pháo bông phát nổ làm nhiều người chết và bị thương. Đây là điềm báo trước chế độ Cộng Sản suy tàn.
*
*    *
Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì Đảng Cộng Sản VN cướp chính quyền vào năm 1945, nằm trong vận 5 (1944-1963) thuộc hành Thổ. Đến nay là vận 8 (2004-2023) cũng thuộc hành Thổ (đang thịnh) thì hành Thổ của vận 5 đã hết thời khí nên suy sụp. Đảng Cộng Sản đang bị dân chúng chống đối, kinh tế ngày càng suy thoái, lụn bại và cuối cùng sẽ bị tan rã. Ngày tàn của chế độ Cộng Sản VN không còn bao lâu nữa, chỉ sớm hay muộn trong vài năm tới mà thôi!

Vô Chiêu


http://lotus-revolution.blogspot.com/2011/03/van-menh-at-nuoc.html



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Nước Nhật Thời Kỳ Đầu Minh Trị

 Nước Nhật Thời Kỳ Đầu Minh Trị
Phạm Văn Tuấn

1. Xoá bỏ thể chế cũ

Qua đầu thế kỷ 19, người Anh đã thay thế người Bồ Đào Nha và người Hoà Lan làm chủ về thương mại tại các vùng biển châu Á và những nguồn lợi buôn bán của người Anh cũng bắt đầu phát triển rầm rộ tại Trung Hoa. Trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý hơn tới Nhật Bản.

Hiệp Sĩ Samurai

Sau khi Đô Đốc Perry đã bắt Nhật Bản phải mở cửa, hai hải cảng của Nhật được dành cho Hoa Kỳ là Shimoda ở cuối bán đảo gần Edo, nơi có toà lãnh sự Hoa Kỳ, và Hakodate, trên đảo phía bắc Hokkaido.

Năm 1858, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ đầu tiên là Towsend Harris đã ép Nhật Bản ký một thoả ước thương mại toàn phần, có hiệu lực từ năm 1860. Nhật Bản cũng phải ký các thoả ước bất công với người Anh, người Hoà Lan, người Pháp, người Nga và hải cảng Nagasaki phải mở cửa cho tầu thuyền Nga cập bến. Sau đó vào năm 1866 còn có thoả ước về thuế 5 phần trăm đánh trên hàng hoá nhập cảng vào Nhật Bản. Các thương gia nước ngoài rất chú ý tới hai thành phố mới phát triển là Yokohama, rất gần kinh đô Edo, và Kobe ở phía bờ kia vịnh, đối với Osaka. Binh lính Anh và Pháp cũng đi theo các thương nhân để bảo vệ các cơ sở thương mại và nhân viên khỏi sự đe doạ của các hiệp sĩ Samurai.

Chính sách bế quan toả cảng sụp đổ, làm cho nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sự chênh lệch giá vàng tại Nhật Bản so với nước ngoài đã làm cho vàng của Nhật Bản ra đi khỏi nước. Kỹ nghệ dệt cổ truyền cũng bị hàng dệt làm bằng máy móc từ bên ngoài cạnh tranh và phải ngưng trệ. Chính phủ Edo không còn khả năng bảo vệ Nhật Bản, đành phải ký kết nhiều thoả ước và cúi đầu trước các người Tây Phương. Nước Nhật đang rơi vào con đường bán thuộc địa như Trung Hoa.

Lòng bất mãn và tình trạng xáo trộn tràn lan khắp nước Nhật. Các hiệp sĩ Samurai bất tuân lệnh, tự nhận là "Samurai không chủ", đã tấn công các người Tây phương, giết chết viên thư ký của Lãnh Sự Hoa Kỳ Harris vào năm 1859 và đốt toà nhà Lãnh Sự Anh tại Edo vào năm 1863. Ii Naosuke, lãnh chúa chủ trương hoà hoãn với Tây Phương, đã bị các hiệp sĩ Samurai thuộc miền Mito phục kích và giết chết bên ngoài cổng lâu đài tại Edo năm 1860. Quyền cai trị của Edo bị phân hoá.

Bên ngoài, hạm đội Anh bắn phá thủ phủ Kagoshima của miền Satsuma vào năm 1863 để trả thù cho việc một người Anh bị ám sát gần Yokohama năm trước. Vào năm 1864, hạm đội quân các nước đã phá huỷ các pháo đài của miền Choshu gần Shimonoseki khi các nơi này đã bắn vào các tầu thuyền nước ngoài.

Với nền tài chính quốc gia bị tê liệt, dân chúng Nhật Bản ngơ ngác theo dõi tình hình chính trị trong nước một cách thụ động trong khi đó, một số võ sĩ trẻ Samurai thuộc miền Tây Nhật Bản đã hợp tác với một nhóm quý tộc chưa từng có kinh nghiệm về chính trị, tìm cách kiểm soát chính quyền trung ương, lật đổ chế độ Tướng Quân. Tháng 04/1868, một hội đồng hoàng gia được thành lập, đã ra một tuyên ngôn gọi là « Hiến Chương Tuyên Thệ » (Charter Oath) hay « Năm Điều Tuyên Thệ » (Five Articles Oath). Các nhà lãnh đạo mới đã nhờ Thiên Hoàng công bố Tuyên Ngôn vào ngày 08/04/1868 theo đó (1) Tất cả các hủ tục của quá khứ cần phải loại bỏ, (2) nhiều cơ hội được mở ra cho mọi người một cách công bằng, và (3) sự hiểu biết phải được tìm kiếm ở khắp nơi trên Thế Giới.


Hiệp Sĩ Samurai & Phu Nhân


Dưới danh nghĩa đoàn kết chung quanh Thiên Hoàng, những nhà lãnh đạo mới đã không làm sống lại cơ chế cổ xưa hay các chức tước đã có từ trước, mà cố gắng học hỏi ở các nước phương Tây tiến bộ hơn. Họ đã huỷ bỏ kiến trúc phong kiến của xã hội Tokugawa mà theo học các định chế Tây Phương, với loại chính quyền tập trung. Châm ngôn của họ là « Phú Quốc, Cường Binh », hay một quốc gia giàu có và một quân đội hùng mạnh.

Sau cuộc lật đổ chế độ Tướng quân, các chức vị cao nhất được giao cho những nhà quý tộc danh tiếng và các lãnh chúa đã cộng tác vào cuộc lật đổ chế độ cũ, nhưng thật ra, những vị này chỉ đứng tượng trưng còn những người lãnh đạo thực sự của nước Nhật vào giai đoạn này là các hiệp sĩ Samurai và các nhà quý tộc trẻ trung. Cầm đầu nhóm là nhà quý tộc Iwakura Tomomi, 43 tuổi, là người cao niên nhất, hoạt động cho đến khi qua đời vào năm 1883. Sau đó là các hiệp sĩ Samurai xuất sắc như Kido Takayoshi của miền Choshu, Okubo Toshimichi và Saigo Takamori của miền Satsuma. Những nhân vật này nắm giữ các chức vụ như thứ trưởng, uỷ viên (councilors). Theo truyền thống cổ của Nhật Bản, việc lãnh đạo được chỉ huy tập thể, các quyết định quan trọng được bàn thảo và cùng đồng ý. Không một ai trong nhóm tìm cách nắm quyền một cách độc tài, giống như sau các cuộc cách mạng xẩy ra tại các quốc gia khác.

Các nhà lãnh đạo mới đã thuyết phục được các lãnh chúa của các miền Choshu, Satsuma, Tosa và Hizen, tức là những người có công đầu, hoàn trả lại địa phận của họ cho Thiên Hoàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1869. Các lãnh chúa khác cũng tự nguyện hoặc bị bắt buộc làm theo, để rồi vào ngày 29/08/1871, chính quyền mới tuyên bố huỷ bỏ hoàn toàn các lãnh địa, tất cả đất đai tập trung vào một chính quyền trung ương, chỉ định các thống đốc và bồi thường cho các lãnh chúa bằng các công phiếu chỉ có giá trị nếu chính quyền mới tồn tại. Các lãnh chúa cũ đành phải chấp nhận, dùng công phiếu như một nguồn vốn ngân hàng và họ biến dần thành một số nhà kinh doanh giàu có. Giai cấp lãnh chúa bị xoá bỏ, cũng kéo theo giai cấp võ tướng là các hiệp sĩ Samurai. Năm 1876, các Samurai bị từ chối đặc quyền đeo kiếm, tức là biểu hiệu của một giai cấp ân sủng.

Thành phố Edo từ lâu đã là cung thành của giòng họ Tokugawa, là thủ đô chính trị thực sự của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, nay cũng là bản doanh của chính quyền mới. Mùa Thu năm 1868, Edo được đổi tên thành Tokyo hay « Đông Kinh » tức là thủ đô phía Đông, và Thiên Hoàng cùng triều đình rời về Tokyo vào mùa Xuân năm 1869. Vào lúc này, các nhà cầm quyền mới chỉ có trong tay một chính sách là biểu tượng đoàn kết chính trị chung quanh Thiên Hoàng và xây dựng đất nước bằng danh nghĩa này, mặc dù vào lúc đó, Thiên Hoàng mới chỉ là một hoàng tử 14 tuổi. Năm 1868, niên hiệu của Thiên Hoàng được gọi là « Minh Trị » (Meiji) và nhà Vua này đã ngự trị Nhật Bản cho đến khi qua đời vào năm 1912.

2. Cải tiến theo Tây Phương

Hiệp Sĩ Samurai – Cũ & Mới


Trong vòng 10 năm, chính quyền mới của Nhật Bản đã xoá bỏ được hoàn toàn cơ chế chính trị và xã hội của thể chế Tướng Quân (Shogun), kiểm soát được đất nước, để rồi làm phát triển các định chế chính trị mới, một hệ thống kinh tế mới, một trật tự xã hội mới, cùng với một lực lượng quân sự mới, làm nòng cốt cho việc bành trướng đế quốc sau này.

Các nhà lãnh đạo mới với óc thực tế, đã học hỏi từng phần về các tổ chức chính trị tây phương, cẩn thận thử áp dụng chúng vào xã hội Nhật Bản. Bộ Kinh Tế trở nên nòng cốt của chính quyền vì bộ này quyết định về cách xử dụng các ngân khoản. Hệ thống Ngân Hàng được đặt ra, lúc đầu theo tiêu chuẩn phân quyền như tại Hoa Kỳ, nhưng sau lại theo cách tập quyền của nước Bỉ. Năm 1871, đồng Yen được ấn định là đơn vị tiền tệ thống nhất. Các hệ thống Thuế Vụ cũng được đặt ra vào năm 1873. Thông Tin và Kỹ Nghệ là hai ngành quan trọng. Đường dây điện tín được kéo dài khắp nước và hệ thống Bưu Điện được thiết lập vào năm 1871. Năm sau, có đường xe lửa nối dài thủ đô Tokyo và hải cảng Yokohama cách đó 19 dậm. Chính quyền mới cũng cho xây dựng các kỹ nghệ "kiểu mẫu" tại nhiều nơi, khai thác hầm mỏ, lập ra các xưởng vũ khí để không phải mua của nước ngoài. Kỹ nghệ đóng tầu cũng được bắt đầu với tầm cỡ nhỏ đồng thời với các kỹ nghệ se sợi và dệt lụa, kỹ nghệ làm gạch ngói và làm thuỷ tinh. Một số kỹ nghệ nhẹ khác cũng bắt đầu hoạt động.

Các thập niên đầu của thời kỳ Minh Trị là thời gian học hỏi Tây Phương, giống như ngàn năm về trước, người Nhật Bản đã học hỏi Văn Hoá và Văn Minh Trung Hoa, nhưng lần này, tiến trình học tập nhanh hơn và có hệ thống hơn. Vài nhà lãnh đạo của chính quyền mới đã từng đi nước ngoài trước năm 1868, nay cũng ra khỏi nước để quan sát và học tập. Từ năm 1871 tới năm 1873, chính lãnh tụ Iwakura đã dẫn một phái đoàn gồm quá nửa các chính khách hàng đầu, thực hiện một chuyến công du, trước tiên tới Hoa Kỳ, rồi sau qua một số nước phương Tây để thuyết phục họ sửa đổi các hiệp ước bất công, đã áp đặt lên chính quyền Tokugawa. Chuyến công du này tuy không thành công nhưng các chính khách Nhật Bản vào thời đó đã thấy tận mắt, nghe tận tai các điều tiến bộ của nước ngoài.

Người Nhật Bản đã không chọn hẳn một quốc gia nào làm khuôn mẫu, mà học lấy những gì hay nhất của từng quốc gia. Các sinh viên, kể cả nữ giới, đã được tuyển chọn cẩn thận căn cứ vào khả năng thực sự rồi được gửi ra nước ngoài, bởi vì Thế Giới là một ngôi trường học bao la. Các du học sinh được phân phối học những gì, học ở đâu, và học làm sao để sau này có thể mang những điều hiểu biết, trở về quê hương, làm thay đổi đời sống tại Nhật Bản. Những nơi du học đều rất hấp dẫn đối với tinh thần ham học của người Nhật : nước Anh về Hải Quân và Hàng Hải Thương Thuyền, nước Pháp về Luật Pháp và Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương, nước Đức về Quân Đội và Y Khoa, còn Hoa Kỳ được chú ý về cách khai thác Thương Mại.

Chính quyền mới lúc đầu cũng thuê mướn các chuyên viên Tây Phương với lương bổng thật cao vì Nhật Bản không phải là nơi hấp dẫn để sinh sống. Từ Hoa Kỳ, hàng trăm nhà truyền giáo đã tới Nhật Bản dạy tiếng Anh miễn phí và cũng phụ trách các phạm vi khác. Các giáo sĩ Tin Lành này đã dựng nên nhiều trường học, nhưng nhân viên của các cơ sở giáo dục cũng như các cơ quan khác đã bị thay thế nhanh chóng bởi các sinh viên được huấn luyện do chính các nhà truyền giáo hay bởi các sinh viên du học trở về. Vì thế, tới cuối thế kỷ 19, không còn chuyên viên ngoại quốc nào tại Nhật Bản, trừ phạm vi giảng dạy ngoại ngữ.


Nhà biên khảo Fukuzawa Yukichi – Y phục truyền thống & tân thời


Các sách học và các công trình khảo cứu của Tây Phương cũng được phiên dịch sang tiếng Nhật, đồng thời với các công trình biên khảo của các nhà bác văn người Nhật giỏi về Tây Phương. Nhà biên khảo lừng lanh nhất là Fukuzawa Yukichi, người đã từng qua phương Tây nhiều lần kể từ năm 1860, đã viết rất nhiều sách, chẳng hạn như cuốn « Tình Trạng Tây Phương » (Seiyo Jijo). Chính ông Yukichi cũng đã lập nên một cơ sở giáo dục tư rất uy tín, để sau này trở thành Đại Học Keio lừng danh.

Các nhà lãnh đạo mới của nước Nhật cũng chú ý đến nền giáo dục phổ thông. Bộ Giáo Dục được lập nên vào năm 1871 để quản trị các trường học từ bậc Tiểu Học đến Đại Học. Trong thập niên 1870 và vào các năm đầu của thập niên 1880, toàn thể nước Nhật Bản sôi động trong việc học hỏi các nước Tây Phương và sự kiện này được gọi là « Khai Hoá Văn Minh » (Bummei Kaika). Trong giai đoạn này, tinh thần « Võ Sĩ Đạo » của người Nhật Bản đã được xử dụng đúng cách vào việc xây dựng một quốc gia tân tiến, ngang hàng với các nước phương Tây.


Phạm Văn Tuấn

http://bit.ly/em3Zcn


Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


28 March 2011

Vai Trò Quân Đội và Các Lực Lượng An Ninh

Vai Trò Quân Đội và Các Lực Lượng An Ninh
trong Cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Việt Nam

Luật Sư Đào Tăng Dực


Các quốc gia trên địa cầu, từ đông sang tây, đều có hai nhu cầu căn bản: đó là quốc phòng và trị an. Quân đội có trách nhiệm quốc phòng và công an cảnh sát có trách nhiệm trị an.

Trong một nước dân chủ như Hoa Kỳ, chịu ảnh hưởng của các tư tưởng gia khai quốc công thần, đặc biệt là Samuel Adams (1722-1803) và Alexander Hamilton (1755-1804) thì quân đội chịu sự điều khiển của một chính quyền dân sự. Tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh quân lực (commander-in-chief) của các lực lượng võ trang Hoa Kỳ. Các lực lượng an ninh từ tiểu bang đến Liên Bang như cảnh sát tiểu bang, cảnh sát liên bang hoặc FBI cũng chịu quyền điều khiển của các chính quyền dân cử các cấp.

Các quốc gia dân chủ trên thế giới, từ tổng thống chế như Hoa Kỳ, đến quốc hội chế như Anh Quốc, hoặc mô thức hỗn hợp như Pháp, đều chấp nhận nguyên tắc các lực lượng vũ trang và an ninh phải chịu sự điều khiển của chính quyền dân sự.

Trong các nước dân chủ thì có sự cộng sinh giữa nhiều chính đảng và lực lượng chính trị khác nhau, luân phiên nắm quyền qua các cuộc bầu cử tự do và trong sáng. Dù chính quyền có thay đổi thì các lực lượng quân đội và an ninh vẫn phải phục tùng chính quyền tân lập, triệt để thuận theo lòng dân. Quân đội và các lực lượng an ninh không trung thành với bất cứ một cá nhân hoặc đảng phái nào. Họ chỉ trung thành và bảo vệ tổ quốc, qua sự quy định của một bản hiến pháp dân chủ thực sự.

Tuy nhiên, trong một thể chế độc tài thì vai trò của quân đội và công an không còn là trung thành và bảo vệ tổ quốc nữa. Lý do là vì, hơn ai hết, các chế độ độc tài ý thức tòan diện vai trò của quân đội và công an như là những phương tiện tuyệt vời để cướp chính quyền và nắm giữ chính quyền lâu dài.

Trong lịch sử loài người, các chính quyền độc tài, ngay từ thủa bình minh của nhân loại, đều thiện nghệ trong việc duy trì quyền lực độc tôn của mình bằng hai phương tiện chính. Đó là quân đội và công an.

Dĩ nhiên còn rất nhiều phương tiện khác các chế độ này sử dụng. Chẳng hạn kiểm soát thông tin, giới hạn sự đi lại, nghiêm cấm không được tụ tập mà không có xin phép và được cho phép trước, hệ thống tòa án hoàn toàn do hành pháp kiểm soát, suy tôn và thần tượng hóa lãnh tụ v..v..

Tuy nhiên quân đội và công an là những phương tiện chính và được Đức Quốc Xã, dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài khét tiếng Hitler, rèn luyện và sử dụng tuyệt luân. Quân đội Đức (Wehrmacht) là công cụ hùng mạnh để Hitler xâm chiếm các nước Âu Châu khác, xây dựng bá quyền. Công an mật vụ võ trang (SS) được sử dụng, không những để kiểm soát dân chúng và mọi thành phần khác của xã hội dân sự, mà không kém phần quan trọng, là để kiểm soát quân đội và các tướng lãnh có tham vọng khác.

Tuy nhiên, không có chế độ độc tài nào sử dụng quân đội và công an sâu sắc và hiệu năng, để duy trì quyền lực lâu dài bằng hai nhân vật trùm cộng sản là Lenin và Stalin. Tuy Lenin là người tiên phong trên phương diện độc tài chuyên chính, nhưng Stalin mới là kẻ mài dũa phương thức đến độ lạnh lùng, tàn khốc chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Hitler giết 6 triệu người Do Thái vô tội qua các lực lượng an ninh, trong khi Stalin giết 20 triệu người Nga vô tội qua mật thám Xô Viết. Các chính quyền cộng sản trên thế giới, từ Trung Quốc, Bắc Hàn đến Việt Nam đều thừa hưởng truyền thống cai trị bằng công an và quân đội này.

Năm 1991, trước khi Liên Bang Xô Viết cáo chung, tuy bề mặt Hồng Quân Xô Viết chia rẽ giữa phe ủng hộ Yeltsin (Liên Bang Nga) và phe ủng hộ nhóm Bát Nhân Bang (Liên Bang Xô Viết) đảo chánh Gorbachev, đưa Yanayev lên nắm quyền hầu duy trì quyền lực của Đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết. Nhóm Bát Nhân Bang cố gắng duy trì Đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết hầu một cách gián tiếp duy trì Liên Bang Xô Viết như một thực thể chính trị.

Tuy nhiên, thực trạng là đa số tướng lãnh của Hồng Quân Liên Xô đều ý thức được rằng, trong LBXV thực sự chỉ có Nga Sô là gánh vác mọi chi phí của tòan bộ Hồng Quân Xô Viết và không còn kham nổi chi phí quá lớn lao nữa. Họ cảm thấy họ chỉ yêu và trung thành với Liên Bang Nga. Đối với họ, Liên Bang Xô Viết là một thí nghiệm điên rồ, phung phí, thất bại và đã đến lúc phải cáo chung.

Không còn sự ủng hộ của Hồng Quân Xô Viết, phe đảo chánh Bát Nhân Bang và Đảng Cộng Sản LBXV tan rã. Lần lượt các cộng hòa khác nhau trong LBXV nhanh chóng thay phiên tuyên bố độc lập.

LBXV không còn hiện hữu và Gorbachev bắt buộc phải từ chức tổng thống của một thực thể chính trị đã cáo chung vào cuối năm 1991.

Việc đầu tiên dân chúng Liên Xô làm sau khi lật đổ Bát Nhân Bang là đạp đổ tượng của ông tổ KGB là Felix Dzerzhinsky, người sáng lập công an mật vụ KGB năm 1917.

Điểm tương đồng chúng ta nhận thấy trong mọi cuộc nổi dậy của quần chúng đạp đổ độc tài, từ xưa đến nay là, tuy các chế độ độc tài có tính công an trị, nhưng mật vụ và công an lại hòan tòan vắng bóng trong các biến động có tính quần chúng này. Chỉ có quân đội là giữ một vai trò then chốt. Đây là một hiện tượng cần được phân tách và lý giải để có thể rút kinh nghiệm cho một cuộc nổi dậy tại Viêt Nam trong tương lai.


Hiện tại, cuộc cách mạng tại các nước Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia, Ai Cập (đã thành công), Lybia, Bahrain, Yemen, Marocco, Saudi Arabia ...cho ta các nhận xét sau đây:

1.  Các quốc gia này đều độc đảng trên thực tế hoặc trên nguyên tắc, hoặc quân chủ chuyên chế. Các chính quyền đã tại vị từ nhiều thập niên qua mà không có bầu cử tự do. Các cuộc bầu cử phần lớn là gian lận hoặc "đảng cử dân bầu" tương tự Việt Nam. Các quốc hội thông thường là quốc hội bù nhìn cũng tương tự Việt Nam.

2.  Có ba thanh phần xã hội liên hệ chặc chẽ với nhau và được phân phát của cải vượt lên trên những thành phần xã hội khác: đảng viên (hoặc hòang gia), giới lãnh đạo quân đội và công an. Những thành phần này giầu có cỡ quốc tế trong những xã hội còn nghèo khổ. Hố sâu giữa người dân lao động, nông dân và 3 thành phần thượng lưu trên ngày càng đậm nét thêm.

3.  Dân chúng căm phẫn công an nhiều hơn là căm phẫn quân đội, mặc dầu dân chúng đánh giá quân đội như là yếu tố có tính quyết định cao hơn công an cho sự thành công hay thất bại của các cuộc cách mạng. Tuy công an là công cụ hữu hiệu để kiểm sóat và đàn áp, nhưng một khi dân chúng đã hết sợ và đứng lên, thì công an được đánh giá như không còn khả năng đối phó nữa.

4.  Thực tế cho thấy rằng, mặc dầu quân đội có khả năng đàn áp dân chúng và giải tán biểu tình, nhưng quân đội tại Tunisia và Ai Cập đã đứng hẳn về phía dân tộc và ủng hộ những cải cách dân chủ thay vì tiếp tục trung thành với các thể chế độc tài.

5.  Cường độ chống đối chính quyền trong những quốc gia có quá trình cải cách dân chủ thực sự ( Marocco, Jordan) thấp hơn cường độ chống đối tại những quốc gia có chính quyền bảo thủ và tham quyền cố vị (Tunisia, Egypt, Yemen, Bahrain, Saudi Arabia). Điều này chứng tỏ một chân lý mà người cộng sản Trung Quốc lẫn Việt Nam luôn chối bỏ. Đó là một quốc gia càng dân chủ thì càng ổn định trên phương diện chính trị. Duy trì các chính quyền độc tài tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, về lâu về dài, sẽ đưa đến những bất ổn sâu xa cho quốc gia, khu vực và cho nền hòa bình thế giới. Dân chủ hóa Trung Hoa, Việt Nam và Bắc Hàn sẽ đóng góp vô cùng lớn lao cho hòa bình nhân lọai trong thế kỷ 21.


Có hai câu hỏi chúng ta cần nêu ra:

1.  Chế độ CSVN gần gũi với mô thức độc tài nào nhất trong lịch sử lòai người?

2.  Trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, quân đội và công an sẽ có vai trò gì?


Khi chúng ta duyệt lại lịch sử thành lập các đảng CSVN (1930) và CSTQ (1921) thì chúng ta nhận xét ngay rằng đảng CSVN ngay từ đầu đã lệ thuộc rất nhiều vào Đệ Tam Quốc Tế dưới sự lãnh đạo của đảng CS Liên Xô. Ở điểm này, CSVN và CSTQ hoàn toàn khác nhau.

Khi mới thành lập thì người CSVN lấy tên là đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên sau đó thì theo chỉ thị của CS Liên Xô, Ông Hồ Chí Minh phải đổi tên lại là Đảng CS Đông Dương, bao gồm Lào và Cam Bốt. Điều này cho chúng ta thấy rằng, ngay từ những thập niên 30, CSLX đã e dè CSTQ và muốn đàn em của mình là CSVN phải ảnh hưởng đến Lào và Cam Bốt để giới hạn sự bành trướng của TQ.

Dĩ nhiên trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam (1962-1975), Ông Hồ Chí Minh được sự viện trợ của cả 2 đàn anh CS qua chính sách đu dây khéo léo. Tuy nhiên ảnh hưởng của CSLX vẫn vượt trội CSTQ cho đến ngày Liên Bang Xô Viết sụp đổ.

Tuy cùng là độc tài chuyên chính vô sản, nhưng có những sự khác biệt cơ bản trong phương thức cai trị độc tài của hai đảng CS đàn anh khổng lồ trên.
Trước hết, trước khi cuộc cách mạng Bolshevik thành công tại Nga  năm 1917 thì Nga Hòang cai trị đế quốc Nga bằng một bộ máy công an sắt máu. Chính Lenin là người chịu nhiều khốn đốn vì guồng máy công an của Nga Hòang. Ngay sau khi vừa cướp được chính quyền năm 1917, việc đầu tiên của Lenin là giao cho Felix Dzerzhinsky trách nhiệm thành lập một hệ thống mật vụ siêu quyền lực, tuyệt đối trung thành với ông và có trách nhiệm đè bẹp tất cả mọi đối lập bằng tất cả mọi phương tiện dù là bá đạo nhất. CSXV là một chế độ CS mang tính công an trị. Yếu tính này được chứng minh nổi bật khi chúng ta duyệt lại tranh chấp nội bộ giữa Stalin và Trotsky sau khi Lenin qua đời (1924). Trotsky không những đã là Bộ Trưởng Quốc Phòng (1918-1925) mà còn chính là người được Lenin giao cho trách nhiệm sáng lập và chỉ huy hồng quân Liên Xô. Trotsky cũng được công nhận là lý thuyết gia CS sáng giá nhất sau Lenin.

Trong khi đó Stalin là tổng bí thư đảng, lúc đó chưa phải là một chức vụ tối quan trọng vì Lenin giữ chức vụ tương đương chủ tịch nước (tức Hội Đồng Bộ Trưởng- Council of People's Commissars) và uy tín của Lenin bao trùm đảng và nhà nước. Tuy nhiên Stalin kiểm sóat mật vụ KGB. Qua mật vụ KGB, Stalin đã đánh bật Trotsky ra khỏi trung tâm quyền lực. Cuối cùng Trotsky phải lưu vong và bị KGB ám sát tại Mễ Tây Cơ.

Vì thế, theo mô hình Liên Xô thì kẻ nào nắm được mật vụ KGB sẽ nắm được đảng và quyền lực tuyệt đối.

Trong khi đó, tình hình tại Trung Quốc khác hẳn. Đảng CSTQ sống còn và vươn lên trong khung cảnh hai cuộc chiến đẫm máu. Đó là, một mặt, cuộc nội chiến quốc cộng giữa Đảng CSTQ và Trung Hoa Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch. Mặt kia là cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của Nhật Bản chiếm cứ Mãn Châu và nhiều cứ điểm khác.

Sau khi đảng CSTQ được thành lập, Stalin cũng đã gởi rất nhiều cán bộ do CSLX huấn luyện để tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ với mục đích lọai Mao Trach Đông và phe nhóm của ông ra khỏi trung tâm quyền lực. Tuy nhiên Mao Trạch Đông, ngòai sự kiện là một tư tưởng gia có nhiều sáng tạo, ông còn là một thiên tài quân sự. Ông đã chỉ huy cuộc vạn lý trường chinh lịch sử, thóat khỏi sự truy kích của Tưởng Giới Thạch, xây dựng cơ sở, củng cố quân lực, góp phần vào việc đánh đuổi quân đội Nhật và sau cùng chiến thắng Tưởng Giới Thạch, thống trị lục địa Trung Quốc. Dĩ nhiên Mao Trạch Đông cũng không quên thanh trừng và tận diệt bè phái do Stalin cấy vào nội bộ CSTQ.

Trong cuộc vạn lý trương chinh, ông thường được gọi là Mao Chủ Tịch, không phải vì ông là chủ tịch đảng, hoặc chủ tịch nhà nước, vì lúc đó chưa có 2 chức vụ này. Ông được gọi là Mao Chủ Tịch vì Ông là chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Trung Ương (UBQQTU), tương đương với chức vụ tổng tư lệnh quân lực ngày hôm nay.

Chính vì truyền thống này, căn bản quyền lực của hai đảng CSTQ và đảng CSLX hoàn toàn khác nhau.

Trong đảng CSTQ, kẻ nào nắm được quân đội sẽ nắm được đảng và sau đó chính quyền. Công an chỉ là một công cụ phụ thuộc để kiểm soát dân chúng mà thôi.

Chính vì lý do đó, chúng ta thấy Đặng Tiểu Bình chỉ giữ một chức vụ phó thủ tướng tương đối khiêm nhượng trong chính quyền, nhưng vẫn được suy tôn là lãnh tụ tối cao (paramount leader), ra lệnh cho Thủ Tướng Lý Bằng và Chủ Tịch Đảng Triệu Tử Dương. Then chốt là vào thời điểm Thiên An Môn 1989 đó, Đặng Tiểu Bình giữ chức vụ chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Trung Ương như Mao Trạch Đông đã từng giữ. Cũng trong chức vụ bày, họ Đặng đã ra lệnh quân đội đàn áp đẫm máu công trường, cứu đảng CSTQ.

Các lực lượng quân đội tại thủ đô Bắc Kinh đã từ chối không chịu nghe lệnh. Họ Đặng phải triệu quân đòan 27 từ miền Bắc Trung Quốc, gần Ngọai Mông về. Các binh sĩ này không nói được thổ ngữ Bắc Kinh, không hiểu được ý dân và bị tuyên truyền phải đàn áp phản lọan. Chính sự thiếu thông cảm giữa các binh sĩ và người dân biểu tình đã cứu chế độ CSTQ.

Sau khi LBXV sụp đổ, tuy CSVN có xích lại gần TQ nhưng đó chỉ là trên phương diện cải tổ kinh tế và ngọai giao. Trên bình diện tương quan quyền lực nội bộ, CSVN vẫn theo mô hình của Liên Xô thủa xưa.

Từ khi thành lập, đưới ảnh hưởng của Liên Xô, các phe công an luôn luôn lấn quyền quân đội. Từ Lê Duẫn, Lê Đức Thọ đến Nguyễn Tấn Dũng hôm nay đều xuất phát từ công an. Tướng Lê Khả Phiêu chỉ nắm quyền một thời gian ngắn là bị truất phế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những lận đận buồn cười của ông ta là ví dụ điển hình nhất cho vị trí lép vế của quân đội so với công an trong nội bộ CSVN.
Như thế thì trong trường hợp xảy ra biến động quần chúng nổi dậy tại Việt Nam như Thiên An Môn(1989) tại Trung Quốc hoặc tại Bắc Phi hôm nay thì quân đội và công an sẽ giữ vị trí nào?

Chúng ta nhận ngay rằng, sau Thiên An Môn, CSVN đã nghiên cứu bài học này. Họ thấy rằng, tuy công an là công cụ quan trọng để kiểm soát, hù dọa dân chúng và ngăn cản sự nổi dậy của người dân, nhưng lực lượng công an tự bản chất có nhiều khuyết điểm như một công cụ của độc tài.

Trước hết, muốn kiểm sóat dân thì công an phải gần với dân. Điều này hàm chứa nhiều khuyết điểm:

1. Trước hết là gần dân thì dễ bị tha hóa qua hối lộ hoặc những biện pháp tham nhũng khác. 

2. Sau đó vì gần gũi sẽ có những quan hệ riêng tư, dân chúng lờn mặt và không còn sợ hãi.

3. Công an dễ bị nhận diện và có thể bị trả thù cá nhân. Công an trong các chế độ độc tài bị dân phục kích và đánh hội đồng là chuyện thường xảy ra.

4. Một trong những trách nhiệm của công an là kiểm sóat những thông tin về dân chủ và nhân quyền không cho lọt vào tai dân chúng. Nhưng chính các công an lại hiểu biết thêm về dân chủ và nhân quyền nên dễ bị tha hóa như là một công cụ đàn áp.

5. Kinh nghiệm trên khắp thế giới cho thấy, một khi quần chúng đã vượt qua sự sợ hãi đứng lên, thì công an triệt để trốn tránh và biến mất tòan diện. Ngay cả tại Thiên An Môn hoặc tại Bắc Phi, những kẻ bị quần chúng nghi ngờ là công an trá hình bị người dân đánh đập đến chết không thương tiếc.


Vì ý thức được khả năng đàn áp các cuộc nổi dậy có tính quần chúng của quân đội, vượt trội trên công an, nên CSVN đã có những cố gắng để nâng số đại diện quân đội trong Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị sau Thiên An Môn. Điển hình nhất là Thượng Tướng Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư (1997-2002).

Các lãnh tụ CSVN cũng thường xuyên thăm viếng Võ Nguyên Giáp trong tuổi già, trao thêm huy chương, quà cáp, tưởng thưởng vv... để lấy lòng giới quân đội.

Gần đây nhất, Đại Hội 11 đã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng giữ luôn chức vụ bí thư Quân Ủy Trung Ương (QUTU), trong niềm hy vọng củng cố thêm sự kiểm sóat của đảng hầu hy vọng quân đội sẽ nghe lệnh đảng, đàn áp những cuộc nổi dậy của dân chúng trong tương lai.
Đây là một mô thức CSVN học hỏi từ kinh nghiệm của Đặng Tỉêu Bình.

Tuy nhiên CSVN quên một điều căn bản. Đó là muốn làm Tổng Tư Lệnh Quân Lực trên nguyên tắc thì dễ. Chỉ cần đảng bổ nhiệm là được. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi làm chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Trung Ương thì Mao Trạch Đông lẫn Đặng Tiểu Bình đều là những tướng lãnh vào sanh ra tử thật sự trên chiến trường Trung Quốc. Khác với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc bây giờ, lại càng khác với Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam hôm nay.

Trong trường hợp dân chúng nổi dậy, đòi hỏi dân chủ, liệu các tướng lãnh chuyên nghiệp CSVN có nghe lệnh ông "Tổng Tư Lệnh" Nguyễn Phú Trọng hay không vẫn còn là một vấn nạn chưa có câu trả lời của CSVN.

Dĩ nhiên trong hòan cảnh Việt Nam, trước sức mạnh của dân chúng, đám công an của Lê Hồng Anh sẽ trốn chui trốn nhủi như công an của tất cả mọi chế độ độc tài khác. Nếu các lực lượng quân đội không nghe lệnh để đàn áp dân chúng như tại Tunisia và Ai Cập thì Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn khả năng điều động để đàn áp như Đặng Tiểu Bình đã làm tại Thiên An Môn.

Chúng tôi không nghĩ rằng có xác xuất cao để CSTQ gởi quân đội TQ đàn áp dân chúng tại Việt Nam hầu cứu chế độ CSVN và tự cứu mình trong tương lai. Tuy nhiên, quan điểm trên không có giá trị tuyệt đối. Khi một chế độ độc tài đã quen ngự trị trên đầu cổ các dân tộc liên hệ, thì không có điều gì họ không thể làm để duy trì quyền lực, kể cả những điều tồi bại nhất. Chúng ta cũng không thể hoàn toàn lọai trừ xác xuất CSVN cầu cứu, và CSTQ gởi quân trực tiếp đàn áp các cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ trong tương lai.

Nếu tình huống tệ hại đó xảy ra, liệu các tướng lãnh quân đội nhân dân Việt Nam có đủ hùng tâm tráng chí đứng lên, đứng hẳn về phía tòan dân, lật đổ bạo quyền CSVN và trực diện đối đầu với đòan quân xâm lược Trung Quốc, còn là một vấn nạn chưa có giải đáp.

Tuy nhiên, có một điều giới lãnh đạo CSVN và tướng lãnh quân đội nhân dân VN cần lưu ý là ngày nay, cục diện thế giới đã thay đổi. Thứ sáu ngày 18/3/11 vừa qua, Hôi Đồng Bảo An LHQ đã quyết định cho phép mọi biện pháp cần thiết để ngăn chận bạo quyền Gaddafi giết hại dân lành, bắt đầu bằng một "vùng cấm phi vụ" (no fly zone) (the imposition of a no-fly zone and authorisation of "all necessary means" to protect civilians).

Ngay cả Nga Sô và Trung Quốc, tuy không ủng hộ nhưng cũng không phản đối quyết định này. Thứ bảy ngày 19/3/11,  Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp đã oanh tạc các vị trí của Gaddafi. Hầu như có sự đồng thuận giữa mọi quốc gia văn minh trên thế giới, qua lời phát biểu của thủ tướng Anh là David Cameron: "Chúng ta không thể đứng yên nhìn một nhà độc tài tàn sát dân của chính mình" ('we should not stand aside while a dictator murders his people'). (http://www.dailymail.co.uk/news/article-1367800/Libya-British-troops-action-Libya-says-David-Cameron)

Cuộc nổi dậy chống độc tài của các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông đã đưa nhân lọai văn minh bước vào một ngưỡng cữa mới. Đó là thế giới văn minh sẽ không dung túng cho bạo quyền sát hại dân của chính quốc gia mình. Trong kỷ nguyên mới, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) có thẩm quyền truy tố và xét xử tất cả mọi kẻ phạm tội chống lại nhân lọai (crimes against humanity), dù kẻ đó là Đặng Tiểu Bình (nếu còn sống), hoặc cựu thủ tướng TQ Lý Bằng của đàn anh TQ liên hệ đến Thiên An Môn. Huống hồ là một Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Hồng Anh hoặc bất cứ một lãnh tụ CSVN nào đã sát hại đồng bào trong quá khứ như biến cố Tết Mậu Thân tại Huế, lạm sát trong các trại cải tạo sau 30/4/75, hoặc ra lệnh tàn sát dân chúng nổi dậy đòi hỏi dân chủ trong tương lai tại Việt Nam.

Những lạm sát của CSVN trong quá khứ lẫn những cuộc lạm sát đàn áp dân chúng biểu tình để bảo vệ độc tài đảng trị trong tương lai, trên nguyên tắc, hội đủ điều kiện để được định nghĩa như là tội ác chống nhân lọai và nằm trong thẩm quyền của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.

Dân ta đã nếm nhiều niềm quốc nhục. Đất nước chúng ta là một trong những quốc gia nghèo nhất và tham nhũng tệ hại nhất. Đất đai và vùng biển cũng như hải đảo của chúng ta bị cường quyền CSTQ chiếm cứ với sự đồng lõa của CSVN. Tuy nhiên trong kỷ nguyên mới, không có niềm quốc nhục nào lớn lao bằng cái nhục bị một tập đoàn độc tài cai trị và coi thường sự thông minh của dân mình.

Nhất là, trong kỷ nguyên mới, cũng không có nỗi nhục nhã nào lớn lao cho cá nhân và tập thể của bất cứ quân đội của một dân tộc nào, bằng nỗi nhục nhã phải làm công cụ thấp hèn cho một tập đoàn độc tài hại nước hại dân như đảng CSVN hôm nay.


Sydney ngày 25 tháng 3 năm 2011
Luật Sư Đào Tăng Dực
Ủy Viên Nghiên cứu Chính trị
Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương
Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc

http://bit.ly/hMtoW3



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Vì sao người Do Thái thông minh

Vì sao người Do Thái thông minh

Why Jews are intelligent

 

"  Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này". Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? Tất cả câu hỏi trên đều có thể giải đáp được, ngoại trừ câu hỏi cuối cùng vì nó sẽ được trả lời bởi chính các bạn, những con người của dân tộc Việt Nam. Bài viết dưới đây được lược dịch từ luận án của một tiến sĩ nước ngoài với tiêu đề gốc là "Why Jews Are Intelligent" (tạm dịch là "Vì sao người Do Thái thông minh"). Bài viết rất hay và có ý nghĩa.

Trước hết xin được cung cấp một số thông tin tìm hiểu được về IQ của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên cứu về giáo dục và tâm lý tin rằng IQ TB của người Do Thái vào khoảng từ 107,5 đến 115 (sd15). Để so sánh thì IQ TB của thế giới là 100 và IQ của người Việt Nam (theo một khảo sát) là 94. Cách biệt sẽ không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này. Mọi thứ sẽ trở nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ "thiên tài" (IQ>=140 - cũng là mức yêu cầu của VNHIQ) trong số dân. Với IQ TB của dân số là 94 thì tỉ lệ "thiên tài" sẽ là 1/924 hay 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ TB là 100. Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này sẽ lên tới 2,3% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài).
Sau đây là bài dịch tác giả Thanh Hằng:


"Bài này tôi lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn, nhân dịp nghe chuyện người Do Thái và vì thầy hướng dẫn hiện tại của tôi là một Giáo sư người Do Do Thái.

Để mở đầu, xin được trích dẫn rằng, dân số Do Thái ở Anh có tên tuổi khiến tôi đi h
ết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng xấp xỉ 13 triệu người (tức là khoảng 0.21% dân số thế giới - số liệu năm 2000), tức là cứ 470 người thì có 1 người Do Thái. Vậy nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0.21% dân số đảm nhiệm.

Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch, .v.v. đều là người Do Thái.

Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống.

Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học
đại học Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao".

Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác).

Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác.

Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ. Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, 'việc này có phải là giúp cho thai nhi?'. Và cô trả lời, 'Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.' Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân (almonds), chà là (dates) cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá.

Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân.
  Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường.

Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở
đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não.

Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái...

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Để so sánh , tôi có thể nhận thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc bi
t nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.

Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis là của khoa kinh doanh và thời trang của trường
đại học Israel.

Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp?

Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người Do Thái sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-
Cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất này.

Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa. Trong chuyến thăm của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel, việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường
đại học của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan. Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn có thể đếm được số trường đại học của họ, những gì họ sản xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì sao họ khó có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có phải là do việc hút thuốc? Bạn hãy tự suy nghĩ nhé.

Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị săn đuổi từ thời Paraoh cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về chính trị và sự tồn vong. Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái? Câu trả lời có thể ở dạng khằng định đó là chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài luận 5 trang về đề tài 'Vì sao tôi thích cà chua?'. Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.


Bổ sung: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa 'sỹ, nông, công, thương' của VN và Châu Á). Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tài phiệt người Do Thái."



Thanh Hằng


http://bit.ly/dKKurG



Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.