29 July 2014

Thuế nuôi vịt

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 27.7.2014

Thuế nuôi vịt

 
Nuôi vịt cũng phải đóng thuế

Đã cực khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân còn chóng mặt với các khoản phí.

Người dân ở vùng nông thôn đang phải gánh trên lưng quá nhiều loại phí, bên cạnh các loại thuế. Nhiều khoản thu do chính quyền địa phương tùy tiện đặt ra và gọi là vận động tự nguyện nhưng thật ra là ép đóng, ai không đóng thì khó... sống!

Gọi là "phí" nhưng trên thực tế đó cũng chỉ là một thứ thuế. Có những thuế kỳ lạ như kiểu thuế nuôi vịt. Nghe qua tưởng là chuyện tiếu lâm nhưng nó đã từng xảy ra. Cụ thể đó là chuyện ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn phải đóng cho quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia, quỹ phụ cấp cán bộ...

Một số địa phương còn thông qua Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã ấn định mức thu đối với từng hộ, từng khẩu, từng sào ruộng, từng vật nuôi... khiến người dân méo mặt, "Thông qua Hội Đồng Nhân Dân" xã có nghĩa là đưa ra cuộc họp của HĐND xã để các cụ giơ tay đồng ý cho hợp lệ rồi vịn vào đó thi hành, coi như ý kiến của dân. Nhưng người dân có đồng tình hay không lại là chuyện khác. Thông thường người dân không dám "có ý kiến" sợ bị trù dập nên cứ ngoan ngoãn nghe theo lời cán bộ cho nó yên thân. Bạn đọc đoạn sau sẽ hiểu rõ hơn về những biện pháp "trù dập" đó độc như thế nào.

Hộ và khẩu chỉ vì cái miệng ăn

Trước hết phải nói rõ những từ ngữ ở đây để bạn đọc cùng hiểu. Bây giờ người ta không dùng tiếng nhà hay gia đình nữa mà thay vào đó là "hộ." Chắc là ảnh hưởng bởi cái "hộ khẩu." Và cũng căn cứ vào cái miệng ăn nên gọi người trong nhà là "khẩu." Thí dụ "một hộ có 5 khẩu" tức là một gia đình có 5 người. Nghe qua mọi người cũng hiểu tất cả chỉ vì cái miếng ăn là trên hết, từ thời còn "bao cấp" chứ thời nay đô la mới là trên hết, song đã quen dùng danh từ cũ nên từ quan đến dân dùng luôn cho tiện.

 Một phụ nữ ở xóm Trà Dương, rà danh sách những người phải nộp thuế

Tại xóm Trà Dương, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, rất đông người dân hội họp ở hội quán để nghe lãnh đạo xóm (tức là ông trưởng xóm) phổ biến những khoản thu của năm nay. Danh sách những gia đình dân phải đóng "phí" được dán lên tường nhà hội quán. Ông bí thư xóm giới thiệu các khoản thu năm 2014 của xã, có quỹ xây dựng cơ bản thu "đầu khẩu" 150,000 đồng là cao nhất. (Tức là người chủ gia đình phải đóng tiền).

Còn những khoản thu khác như đóng quỹ an ninh quốc phòng 40,000 đồng/hộ, quỹ đền ơn đáp nghĩa 15,000 đồng/lao động, quỹ chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em 5,500 đồng/lao động, quỹ thiên tai 5,500 đồng/lao động, quỹ khuyến học 5,500 đồng/khẩu, quỹ tiêm phòng thu mỗi con trâu, bò, bê, nghé 25,000 đồng, mỗi con heo 10,000 đồng. Riêng quỹ hỗ trợ phụ cấp cán bộ đoàn thể xã, xóm, ngoài thu đầu khẩu 15,000 đồng còn thu thuế ruộng cứ 15,000 đồng 1 sào.

Nhà không có hạt thóc để ăn

Gia đình bà T. là "hộ nghèo" ở xóm Trà Dương. Bà T. kể nhà bà có bốn khẩu, làm 4 sào ruộng, năm nào cũng đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, tiền quỹ. Bà T. nhẩm sơ sơ đợt này phải nộp 750,000 đồng cho xã, hơn 200,000 đồng cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, hơn 400,000 đồng cho xóm. Đến đợt hai, hết vụ hè thu, xã không thu nhưng xóm và hợp tác xã lại "đè" vào khẩu và sào ruộng mà thu. Bà T. nói như khóc, "Chồng tôi bị bệnh não, hai đứa con đang đi học, để có tiền đóng các loại phí ngoài bán lúa tôi còn phải đi vay mượn. Đến tháng chạp trong nhà không có hạt thóc để ăn."

Người dân ở đây cho biết hộ nào đóng phí chậm sẽ bị xóm trưởng đọc lên loa phóng thanh nhắc nhở, hộ nào không chịu đóng thì lúc đi làm giấy tờ sẽ bị cán bộ gây khó. Ông V., ở xóm Trà Dương, cho rằng có một số quỹ xã thu khó hiểu. Như quỹ tiêm phòng, nhà ông nuôi hai con heo thịt chuẩn bị xuất chuồng, không tiêm phòng nhưng vẫn bị liệt kê vào để thu mỗi con 15,000 đồng. Hay chuyện đóng phí rải cát sỏi đường nội đồng, xóm thu 25,000 đồng/khẩu và 52,000 đồng/sào...

Nợ 750,000 đồng phí nuôi vịt

Anh Nguyễn Danh Thịnh, xóm Phúc Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, cho biết năm nay xã có giảm thu một số quỹ so với mấy năm trước nhưng gia đình anh vẫn phải đóng đến 1.5 triệu đồng! Trong đó có những khoản thu hết sức vô lý. Chẳng hạn như quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm ngoài thu 10,000 đồng/con còn thu 17,000 đồng/hộ, quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia năm nào cũng thu nhưng trường vẫn chưa đạt chuẩn, quỹ phụ cấp cán bộ xóm thu 36,000 đồng/khẩu, quỹ tang tế 4,000 đồng/khẩu...

Anh Thịnh nói, "Mấy năm trước chúng tôi đóng nhiều lắm như phí máy cày, máy tuốt lúa, phí nuôi vịt. Năm nay quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm thu cả những hộ không chăn nuôi."

 Nuôi vịt phải đóng thuế

Xem danh sách đóng phí năm 2014, chị Đặng Thị Thảo ở xóm Phúc Sơn thấy khoản nợ phí nuôi vịt 750,000 đồng của gia đình chị vẫn còn đó, chị nói với cán bộ xóm rằng khi nào xã xóa khoản nợ này thì chị mới đóng đầy đủ các khoản khác.

Chị Thảo kể cách đây hai năm, người dân chăn nuôi vịt con phải nộp phí 1,000 đồng/con, vịt đẻ trứng nộp phí 2,000 đồng/con. Ban đầu gia đình chị nuôi đàn vịt sáu, bảy chục con thì còn cố đóng phí, nhưng khi nhân đàn vịt lên 600 con, khoản phí phải nộp lên đến 750,000 đồng/năm là quá lớn.

Biện pháp... cấm vận

Không nộp tiền thì không được chứng giấy, bị chặn bắt, làm khó dễ khiến tuyệt kế sinh nhai. Có người phải bán đất đóng thuế cho xã. Đau lòng hơn, gả bán được con mới có đồng tiền trả nợ chính quyền.

Trong giấy báo yêu cầu nộp tiền, nhiều xã ở huyện Phú Tân (An Giang) ghi kèm câu đe dọa "nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo pháp luật." Và tại xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới (An Giang) có lần cán bộ cấp xã đã xử theo "luật," nhưng là luật của địa phương tự làm ra.

Gia đình nào chưa nộp bất cứ loại thuế phí nào thường liên tục bị "mời lên mời xuống." Mời hoài mà chưa hiệu quả thì xã, ấp tổ chức đoàn đến từng nhà... thu gom. Có lần đoàn đi thu phí đê bao của xã đi thu thuế này của dân, nhưng dân không chịu nộp, cả đoàn bèn lao vào nhà xúc lúa của dân rồi xảy ra chuyện giành giật, xô xát khiến một phụ nữ có thai bị té ngã phải đi cấp cứu.

Nhưng cách hiệu quả nhất mà hầu như chính quyền xã mọi nơi đang áp dụng là biện pháp... "cấm vận": không ký xác nhận vào bất kỳ giấy tờ nào mà người dân cần khi họ còn thiếu thứ quĩ, phí nào, "Muốn ký giấy tờ gì phải nộp đủ phí," đó là luật bất thành văn gần như ở nhiều địa phương! Thường trước khi ký xác nhận cho ai, xã cho rà soát xem gia đình đương sự đã đóng đủ các khoản chưa. Cảnh khổ này nhan nhản khắp nơi.

Đầu tiên là ấp, xã không xác nhận những giấy tờ liên quan đến đất đai, thậm chí sổ đỏ (tức là sổ chứng nhận chủ quyền nhà đất) cũng bị giam lại, chỉ khi nào dân đóng đủ tiền mới giao.

Anh Lê Văn Bỉnh, tổ 21, Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, kể khổ, "Tôi thiếu phí làm điện chiếu sáng, phí giao thông nông thôn 470,000 đồng. Phải vay nóng nộp đủ mới nhận được cái giấy chủ quyền đất. Làm giấy ủy quyền, làm hồ sơ đi xin việc, thi đại học, thi bằng lái, đi học đại học, trường nghề, tất tất đều thế."

Xóm 'nhiều cái không'

Tại Núi Sập (An Giang), đất đai cằn cỗi, từ khi cấm khai thác đá tại đây hàng trăm người bỏ đi nơi khác làm thuê. Ông Lâm Ngọc Trân, ấp Đông Sơn 1, than thở, "Mỗi lần về quê lại bị mời lên mời xuống bắt nộp các khoản phí riết bà con không dám về."

Tại bãi đá dưới chân núi Bà Đội, nơi có cả trăm gia đình dân ra đi từ Núi Sập xúm xít với những túp lều lụp xụp, rách nát được gọi là xóm... "nhiều cái không": không giấy tạm vắng tạm trú, con sinh ra không có giấy khai sinh và nhiều gia đình không có hộ khẩu. Việc cấm vận này đã nảy sinh tham nhũng.

Người dân nói trong nỗi nhẫn nhục cam chịu, "Không thể nào làm được các loại giấy tờ, không xin được con mộc, chữ ký của ấp, xã, người dân phải nhờ qua trung gian, từ đó cũng hình thành "cò" ký các loại giấy tờ, "Mỗi lần cần chúng tôi bỏ ít tiền nhờ người ta làm giùm." Có gia đình bán đất rồi bán nhà trôi dạt tha phương.

 Hình ảnh người phụ nữ gào khóc đòi lại xe kem từ tay 6 anh dân phòng

Nhiều gia đính đi tha phương thì gặp nhiều cảnh khốn đốn khác. Kiếm được cái xe cà tàng bán hàng rong cũng bị mấy anh dân phòng túm bắt tả tơi như vụ 6 anh dân phòng dằng xe của một người phụ nữ bán hàng rong xảy ra tại Quảng Ninh. Ngày 9-7 vừa qua hoặc vụ anh Tình bán hàng rong bị đè đầu bóp cổ tại tại khu chợ nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TP Sài Gòn.

Nhân viên trật tự bóp cổ người bàn hàng rong

Ốm đau vào bệnh viện thì nằm vật vờ ngoài hè hoặc ngay trên lối đi vệ sinh mà không ai thèm hỏi tới. Tóm lại người dân ở xóm ba bốn cái không này đi đâu ở đâu cũng chẳng bao giờ qua được nỗi khổ.

Thuế xe ôm sống được 3 tháng

Anh Tăng Văn Thắng, chạy xe ôm ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), phân trần, "Nghề xe ôm nghèo rớt mồng tơi nhưng ấp cũng bắt đóng 150,000 đồng tiền... thuế xe ôm và 50,000 đồng tiền đền ơn đáp nghĩa." Cầm hai tờ biên lai trong tay, anh Thắng cho biết với số tiền ấy gia đình anh có thể mua gạo sống đến ba tháng, nhưng nếu không đóng thì sẽ không được chở khách đi đâu bởi bị cán bộ ấp, xã làm khó dễ.

Nếu như ở các huyện khác, phí xe ôm chỉ có một vài xã áp dụng thì ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) có trên 400 người chạy xe ôm phải đóng 20,000 đồng/tháng. Anh T.V.N., một lái xe ôm ở xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, cho biết, "Ruộng đất ở nhà quá ít nên tụi tôi mới đi chạy xe ôm kiếm chút rau cháo sống qua ngày nhưng cũng phải đóng tiền phí bến bãi và phí... đoàn viên xe ôm. Nếu không đóng khi đưa khách ra đến huyện sẽ bị lực lượng pháp chế (thanh tra giao thông) giữ xe lại."

Phải gả con gái cho Đài Loan mới trả hết nợ thuế

Chị Huỳnh Thị Nga nhà ở cặp mé sông thuộc ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, nói như khóc, "Tôi chỉ kê hai chiếc bàn bán trà đá cho mấy chú xe ôm ngồi tránh nắng buổi trưa nhưng trong thông báo nộp thuế do UBND xã gửi, mục thuế môn bài ghi đến 300,000 đồng/năm."

Có 4.7 công đất, không đủ sống, cả nhà phải đi làm mướn, mò cua bắt cá kiếm gạo đắp đổi qua ngày, vậy mà từ năm 2000-2004 hộ ông Phan Văn Thành, tổ 6, ấp Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, phải đóng ít nhất từ 2 triệu đồng/năm. Năm 2003, tổng cộng gia đình ông phải nộp 4,538,000 đồng; năm 2004 là 2,156,000 đồng.

Ngồi lật từng xấp biên lai, ông ngậm ngùi, "Năm trước đóng chưa xong, còn nợ thì lại tới các khoản phí năm mới. Cứ chất chồng, triền miên. Bao năm vẫn không sửa nổi căn nhà lá rệu rã!" Mỗi đợt đóng tiền như thế gia đình ông lại đi vay nóng, để rồi lâm nợ riết đành phải bán đất. Đã bán bớt đất trả nợ, năm 2006 gia đình ông Trần Văn Thanh vẫn còn nợ các khoản thu của xã hơn 3 triệu đồng, "Tôi bị bệnh tai biến ngồi một chỗ thế này, vợ làm mướn, không biết bao giờ mới trả dứt!" Khá nhiều gia đình đã phải bán bớt đất để trả nợ và để... giảm khoản phí nộp hằng năm, nhưng rồi vẫn còn nợ như ông Thành!. Có gia đình đến khi gả bán con cho người Đài Loan mới hết nợ.

Ngoài ra lực lượng xã ấp còn lập chốt chặn, tuần tra xét giấy nộp phí "giao thông nông thôn" đối với các phương tiện người dân dùng để kiếm ăn. Trên những con đường nông thôn chật hẹp ở Thoại Sơn, Phú Tân thỉnh thoảng xảy ra cảnh rượt truy đuổi bắt xe gắn máy khiến người dân rất bất bình mà đành trơ mắt đứng nhìn bà con mình bị hành hạ.

Dân chán ruộng, 'tấc đất tấc vàng' bị bỏ hoang

Đầu vụ không có nước, khi gieo cấy được lại bị mưa lũ làm ngập úng. Mọi công sức lại đổ xuống sông xuống biển đã khiến người nông dân ở nhiều xã của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không còn mặn mà với việc đồng áng. Tình trạng bỏ ruộng diễn ra tràn lan.

Trong thời gian này, khi về các An Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc, Bình Lộc của huyện Lộc Hà, cả trăm ha đất ruộng vẫn chưa được người dân gieo cấy, dù mùa vụ hè - thu năm 2014 đã bắt đầu được khá lâu.

Trâu bò thoải mái thả rông trên những cánh đồng rộng lớn,
mà nguyên nhân là do lo sợ ngập úng, người dân không dám gieo cấy

Trên cánh đồng rộng lớn của xã Tân Lộc chỉ lác đác vài người làm đất, nhổ cỏ để chuẩn bị gieo cấy, còn lại nhiều thửa ruộng cỏ mọc um tùm. Không chỉ ở xã Tân Lộc, các xã kế cận như Bình Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc cũng chung tình trạng. Theo những người dân nơi đây, khoảng 4-5 năm trở lại, dù đã cố gắng bám lại với nghề nông nhưng không có ăn mà chỉ có thua.

          Chị Nguyễn Thị Hằng phải đi làm  thuê cho người xã bên,
trong khi mình có ruộng mà không làm được

Đầu mùa thì không có nước gieo cấy, còn năm nào may mắn gieo cấy được ít sào thì một trận lũ cuốn phăng đi tất cả công sức.
 

Cũng chung tình trạng này, trong số diện tích 276 ha đất trồng lúa của xã Bình Lộc cũng đã có tới 40 ha bị bỏ hoang.

Ông Lê Văn Vượng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết, "Cách đây khoảng 2-3 năm, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng này. Và huyện đã nhiều lần "đề xuất" với tỉnh về việc nạo vét kênh Hồng Tân cũng như hệ thống cống Cầu Trù, nhưng tỉnh chỉ mới tiếp thu chứ chưa có kế hoạch gì." Chắc các quan tỉnh… mắc bệnh hay quên!

Thuế giao thông nông thôn

Trong số những lệ phí mà người nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện phải đóng góp, nặng nhất có lẽ vẫn là phí giao thông nông thôn. Tùy theo từng địa phương mà loại phí này cũng được tính toán hết sức linh hoạt. Ông Tân, trưởng thôn An Tân (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), cho biết, "Ở đây phí giao thông nông thôn được tính theo diện tích ruộng. Cứ một sào ruộng qui ra 10kg thóc, tương đương 15,000 đồng. Nhà tôi làm 4 sào thì lệ phí giao thông là 60,000 đồng/năm. Đất nhiều thì đóng nhiều." Cộng tất thảy các khoản phí, lệ phí khác, năm 2007 gia đình ông Tân phải đóng cho xã 106,000 đồng. Số tiền đó, theo ông Tân, dùng để trang trải cho việc sửa chữa và làm đường mới liên thôn. Nhưng không phải năm nào người ta cũng làm đường, ngược lại tiền lúc nào cũng thu đủ.

Tại nhiều xã của huyện Hòa Vang và Đại Lộc (Quảng Nam), người ta lại thu phí giao thông dựa trên số đầu xe gắn máy hiện có của mỗi gia đình. Cứ một xe gắn máy mỗi năm nộp 30,000 đồng. Ông Huỳnh Vinh, thôn Đông Phú, xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam), tâm sự:

"Như nhà tôi cứ mỗi năm đóng hết 60,000 đồng cho cả hai xe. Vừa rồi giấy gửi về thông báo số tiền phải đóng trong năm 2006 lên đến 330,000 đồng. Hôm rồi lên xã xin ký giấy cho đứa con đi học nhưng không được chấp thuận vì cán bộ xã phát hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ. Tôi phải chạy về bán tháo số lúa còn lại mới ký được giấy. Kiểu gì thì trong năm cũng phải lên xã một đôi lần: lúc thì ký, chứng giấy tờ vay vốn, lúc thì làm đơn xin tạm vắng cho con cái đi làm ăn xa... Vậy nên phải đóng đủ tiền mới chứng giấy." Không có giấy thì chỉ khỏi đi đâu được.

Nhiều địa phương có gia đình phải nộp tới 11 thứ thuế.

Chẳng hạn gia đình bà Nguyễn Thị Hà ở ấp Hiệp Trung, có 12 công đất, "mỗi năm phải đóng đủ thứ phí, tổng cộng thường từ 2 triệu đồng." Bà cúi mặt than trời, "Khổ lắm! Lúa ngoài đồng vừa trổ thì xã đã gửi giấy bắt đóng trong vòng năm ngày sau khi thu hoạch. Vừa gặt xong lo bán lúa ngay tại ruộng để có tiền nộp. Bằng không xã cứ mời lên mời xuống.

Không biết những vị "lãnh đạo" dân có nghe, có hiểu thấu nỗi khổ này của dân không? Nếu các quan lớn quan nhỏ từ địa phương đến trung ương chịu khó bắt chước các quan ngày xưa thỉnh thoảng đi "vi hành, thăm dân cho biết sự tình" chắc không xảy ra những cảnh này kéo dài từ mấy chục năm qua. Các quan có xe hơi bóng lộn, có tài xế lái, đi đến đâu cũng được tiếp đón long trọng từ ngoài cổng làng vào đến hội trường. Không lẽ vào đọc một bài diễn văn dài thoòng rồi lại hớn hở ra xe về báo cáo thành tích thôi sao? Mong rằng lề lối làm việc khoa trương gần như vô bổ này sẽ được chấn chỉnh để may ra tiếng kêu của dân thấu được đến bàn giấy "hoành tráng" chạm rồng trổ phương của các quan ở tất cả mọi cấp./-

Văn Quang

27 July 2014

NHÂN KỶ NIỆM 60 NĂM HĐ GENEVA 1954

NHÂN KỶ NIỆM 60 NĂM
HĐ GENEVA 1954

Thưa Quý Vị,
    
1.- Hiệp Định Geneva 1954 không có dính líu gì tới Liên Hiệp Quốc. Do vận động của Quốc tế: nước Nga, đại diện cho khối CS; và nước Anh, đại diện cho khối Tự Do… đứng ra làm đồng Chủ Tịch Hội Nghị cùng các phe lâm chiến. Trung Cộng không có chân trong LHQ, lần đầu tiên được tham gia hội nghị nầy. Văn kiện HĐ Geneva 54 không có chữ ký của ông TTK/LHQ. (Văn kiện Hiệp Định Paris 1973 chữ ký của ông TTK/LHQ). Vì thế không có tính cách ràng buộc phải thi hành.
   
 2.- Thực chất HĐ Geneva 54 chỉ thuần túy là một Hiệp Định "Ngưng Bắn" giữa hai phe lâm chiến ở Đông Dương :
     - Một bên là Quân Đội Liên Hiệp Pháp (Pháp,VN,Lào. Cambốt) do Pháp đại diện (Tướng Henri Delteil, Tổng Tư Lịnh QĐ/Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương).  Đại diện VN là Ngoại trưởng Trần Văn Đổ chỉ tham dự cho có mặt.
     - Một bên là Quân đội Cộng sản (VM, Issarak, Pathet Lào) do Việt Minh đại diện (Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ QP nước VNDCCH).
     - Hiệp Định nầy TẠM chia 2 nước VN làm hai từ vỹ tuyến 17, làm nơi tập trung chánh quyền và Quân đội của 2 phe. (Cambốt và Lào giữ nguyên trạng không có thay đổi).
     
3.- Trong phần Bản Tuyên Bố Cuối Cùng (không bắt buộc thi hành) có điều khoản DỰ TRÙ hai năm sau sẽ có Tổng Tuyển Cử giữa 2 miền để thống nhứt đất nước. Nhưng như đã nói, điều nầy KHÔNG BẮT BUỘC. Đó chỉ là một GỢI Ý, tùy theo THIỆN CHÍ và sự THOẢ HIỆP giữa 2 miền.
     Tuy nhiên, NẾU không thể tổ chức tổng tuyển cử thống nhứt được thì cứ kéo dài như 2 nước Triều Tiên…
     
4.- Tại miền Nam, nhân danh "Quyền Dân Tộc Tự Quyết", Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy có quyền tổ chức cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý để lật đổ nhà vua Bảo Đại và thành lập nền CỘNG HOÀ… Nhưng việc tổ chức Trưng Cầu Dân Ý và thành lập nền Cộng Hoà phải được thực hiện một cách thực sự Tự Do Dân Chủ và công bằng, thể hiện đúng ý nguyện của toàn dân. Nhưng thật đáng tiếc :
     a.- Ông Diệm tổ chức Trưng Cầu Dân Ý đầy gian lận. Không cho  vua Bảo Đại về nước để trả lời những trước những cáo buộc của chánh quyền ông Diệm. Với kết quả 98,2% phiếu bầu cho ông Diệm rõ ràng là bịp bợm, gian lận.
     b.- Ông Diệm TỰ PHONG làm Tổng thống và KHAI SANH ra nền Cộng Hoà bất hợp pháp. Thử hỏi Ai bầu ông Diệm làm tổng thống hồi nào ?Ai cho phép ông Diệm thành lập nền Cộng Hoà bao giờ ?
     c.- Bắt chước chế độ "Độc Đảng CS" miền Bắc với Điều 4 Hiến pháp. Ông Điệm lén lút "ăn cắp" Dụ Số 10 của Bảo Đại đem ra xử dụng để "Độc Đảng Cần Lao". Có thể nói chế độ độc Đảng Cần Lao vô cùng tinh vi nguy hiểm hơn độc Đảng CS, vì còn kèm theo hai cái ách Công Giáo Trị & Gia Đình Trị !
   
5.- Bây giờ khi nói tới HĐ Geneva 54, Dân tộc Việt Nam ta không chỉ bị mắc cái HOẠ Cộng Sản, mà còn tròng thêm cái HOẠ Cần Lao. Bởi vậy, muốn xây dựng lại đất nước thành công TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta chẳng những phải THOÁT cái HOẠ Cộng Sản mà còn phải thoát luôn cái HOẠ Cần Lao.
     a.- Muốn thoát HOẠ CSVN  thì phải diệt luôn cái GỐC của nó là giặc Tàu Khựa.
     b.- Muốn thoát HOẠ Cần Lao thì phải diệt luôn cái GỐC của nó là bọn giặc Đại Công Ty Đa Quốc Catô Roma. Điều nầy có nghĩa là : Người Công giáo VN phải noi theo gương sáng của người Công giáo Nhựt Bổn, tách ra khỏi sự kềm kẹp của bọn ác quỷ Vatican
     
Vatican ngày nay không còn là một Thánh Địa Thiêng Liêng của Cộng Đồng Dân Chúa trên hoàn vũ nữa! Vatican ngày nay đã bị cả thế giới khinh miệt, gọi đích danh là một Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế. Thậm chí chánh phủ Hoa Kỳ cũng sợ bị lây nhiễm ô uế, phải đóng cửa Toà Đại Sứ tại Vatican, dời qua sát nhập chung với TĐS tại Thủ đô Ý.
    
Như thế rõ ràng hiểm hoạ Cần Lao Vatican là CÓ THẬT. Chính Vatican & Cần Lao đã làm sụp đổ VNCH, nộp miền Nam cho CS Hànội năm 1975. Vatican còn tiếp tay CS Hànội vươn ra hải ngoại bằng cách khôi phục TU HỘI NHÀ CHÚA và thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam (hay VC?) ở Hải Ngoại để nhuộm đỏ CĐVN sở tại bằng cách biến các nhà thờ thành Chiến Khu Trường Kỳ Chống Mỹ Cứu Nước, chửi Mỹ phản bội, đánh phá Phật Giáo cùng những người quốc gia chống Cộng. Đặc biệt giúp VC ổn định bằng cách đánh phá quyết liệt những phần tử CỘNG SẢN LY KHAI ở trong & ngoài nước! 
          
GÓP GIÓ 26-7-2014

10 July 2014

Mơ Ước Thanh Bình

Mơ Ước Thanh Bình

Khi đất nước thanh bình,
Em sẽ nghe những con chim cu gáy.
Tiếng sáo diều ngân,
Và trời trong xinh đẹp vô cùng.

Khi đất nước chiến tranh.
Em chẳng nghe những con chim cu gáy.
Tiếng sáo diều tắt nghẹn,
Và bầu trời đe dọa đạn bom bay.

Khi đất nước thanh bình.
Dòng sông nước chảy lặng lờ.
Những rặng dừa lả ngọn.
Và lúa non xanh mướt tựa như thơ.

Khi đất nước chiến tranh.
Dòng sông mắt đỏ đục ngầu.
Những rặng dừa xơ xác.
Đạn pháo nào phá nát cả trời mơ.

Khi đất nước thanh bình.
Gái Hội Lim hát hò quan họ.
Giọng em xinh xinh quá gái làng quê.
Trai thành đô nô nức rủ nhau về
Để chiêm ngưỡng áo tứ thân  cổ kính.

Khi đất nước chiến tranh,
Gái Hội Lim quên câu quan họ.
Lo thóc gạo, lo cuộc đời bất trắc.
Trai thành đô lên đường ra mặt trận.
Có thương nhau xin hẹn thuở anh về.

Khi đất nước thanh bình,
Đám cưới nhà ai sao vui, vui quá.
Sen cốm được mùa,
Pháo ròn rã và tình say như men rượu.

Khi đất nước chiến tranh,
Người ta cưới nhau vội vã.
Hai họ nhìn đôi uyên ương lo sợ.
Nay cô dâu, mai cô phụ, ai ngờ?

Khi đất nước thanh bình,
Người ta rủ nhau du lịch.
Vườn quốc gia và bãi biển xanh chật ních.
Người lẫn người tận hưởng thú thiên nhiên.

Khi đất nước chiến tranh,
Người chen chúc nhau trong thành phố.
Đầy hầm, hào, hố, ụ phòng không.
Tránh đạn bom nghe tiếng hú coi chừng.
Hỏa tiễn nổ và xác người tan tác.

Khi đất nước thanh bình,
Thì trường học cũng thanh bình.
Giờ ra chơi bao em nhỏ tung tăng.
Cây phượng vĩ  cũng thấy đời hạnh phúc.

Khi đất nước chiến tranh,
Truờng về nơi sơ tán.
Lớp học là hầm sâu trong đất.
Giờ ra chơi lo sợ ngó trên đầu.
Kẻo máy bay địch dội bom lên trẻ nhỏ.

Khi đất nước thanh bình,
Đạo từ bi xa gần lan tỏa.
Buổi hoàng hôn thong thả tiếng chuông ngân.
Những buổi lễ ngàn vạn người tham dự.

Khi đất nước chiến tranh,
Chùa chiền vắng vẻ,
Nếu buổi lễ có người tham dự.
Cũng đề cầu cho chiến sĩ trận vong.
Tiếng chuông ngân sao buồn bã vô cùng.
Dù Phật độ cũng khôn ngăn tiếng khóc.

Chiến tranh, ôi vô cùng thảm khốc!
Kẻ điên rồ mới cổ vũ chiến tranh.
Kẻ dã man mới chủ tâm gây chiến.
Dù bất cứ lý do gì ngụy biện.
Xét cho cùng mộng tranh bá đồ vương.

Mơ thanh bình!
Và cầu nguyện hòa bình.
Giấc mơ tha thiết!
Dù con giun cái kiến.
Dù con nai, con ốc, con sò.


Đào Văn Bình
(California ngày 9/7/2014)

06 July 2014

Chiến Tranh Lạnh Nga-Mỹ Lù Lù Trước Mắt

Chiến Tranh Lạnh Nga-Mỹ Lù Lù Trước Mắt

Khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014, Nga sát nhập Crimea và 40,000 linh Nga tập trận sát biên giới phía đông Ukraine. Mỹ và NATO đã phản ứng quyết liệt bằng biện pháp cấm vận làm Nga kiệt quệ mà vẫn không nao núng khiến các nhà bình luận Mỹ lẫn Âu Châu tiên đóan về sự tái xuất hiện của cuộc Chiến Tranh Lạnh tức cuộc đối đầu Nga-Mỹ thời Liên Bang Xô-viết khiến thế giới chia đôi với nguy cơ chiến tranh nguyện tử. Đã có lúc các chiến lược gia Hoa Kỳ hối thúc Ô. Obama lại phải "Xoay Trục" tức dồn hết lực lượng từ Á Châu về Âu Châu để đối phó với Liên Bang Nga.  
 

Thực ra thì sự căng thẳng Nga-Mỹ có từ thời Ô. Bush Con với việc thiết lập hệ thống phòng thủ phi đạn. Vào ngày 23/11/2011 VOA tiếng Việt loan tin, "Hoa Kỳ nhắc lại rằng hệ thống phòng thủ phi đạn hoạch định cho châu Âu, nhắm vào Iran, sẽ không đe dọa đến khả năng phòng thủ phi đạn chiến lược của Nga. Tổng thống Nga Medvedev hôm qua cảnh báo rằng Moscow sẽ có các biện pháp phản hồi chống lại hệ thống của Hoa Kỳ đang được khai triển với NATO."    

Rồi khi cuộc khủng hoảng Syria bùng phát, Nga đã phủ quyết một nghị quyết của LHQ do Mỹ đề xướng nhằm thiết lập Vùng Cấm Bay để lật đổ Ô. Asad, một đồng minh của Nga. Cảng Tartus của Syria là nơi Nga có căn cứ hải quân duy nhất tại vùng Địa Trung Hải. Nếu mất Syria thì Nga hòan tòan bị cô lập về hải quân. Hoa Kỳ đã hội họp với "chính phủ lưu vong" Syria nhiều lần và dự trù viện trợ cho phiến quân Syira 500 triệu về huấn luyện và trang bị vũ khí với quyết tâm lật đổ chính quyền của Ô. Asad cho dù ông này đã tuân thủ lệnh của Mỹ phá hủy tòan bộ kho vũ khí hóa học.  

Cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ là giọt nước làm tràn đầy ly nước và lời tiên đoán về cuộc đối đầu Nga-Mỹ được mệnh danh là Chiến Tranh Lạnh nay đă thành hiện thực. Vào ngày 21/5/2014 Nga- Trung Quốc đã ký ký thỏa hiệp khí đốt lịch sử 400 tỷ tại Thượng Hải để khởi đầu liên minh. Tờ Thanh Niên Online ngày 2/7/2014 đưa tin, "Tổng Thống Nga Putin ngày 1/7/2014 cho rằng liên minh giữa Nga và Trung Quốc có thể trở thành đối trọng với Mỹ nhằm thống lĩnh thế giới. Ông Putin cũng lên án Mỹ đã tái khởi động chính sách thời Chiến Tranh Lạnh nhằm kiềm chế Nga". Ông Putin nói, "Hôm nay chúng ta có thể nói rằng sự liên kết vững chắc giữa Nga-Trung Quốc đã được hình thành trên trường quốc tế, hoạt động dựa trên nền tảng các quan điểm chung về vấn đề toàn cầu và các vấn đề khu vực". (Tờ Moscow Times dẫn lời ông Putin phát biểu vào ngày 1/72014)   

Sau khi Liên Bang Xô-viết xụp đổ, Nga suy yếu. Việc Mỹ dồn ép và coi thường quyền lợi sinh tử của Nga song song với việc NATO tìm cách lấn dần tới biên giới của Nga và nhất là những biện pháp cấm vận của Mỹ đã khiến Nga tìm đường thóat hiểm bằng cách liên minh với Hoa Lục. Như thế thời kỳ Chiến Tranh Lạnh chấm dứt năm 1991 nay bùng phát do chính sách ngọai giao của Mỹ có từ thời Ô. Bush Con và Bà Hillary Clinton lãnh đạo dưới thời Ô. Obama.    

Đứng về mặt lý luận thực tiễn chính trị mà nói nếu Mỹ dồn ép hoặc kiềm chế Hoa Lục thì Nga sẽ giữ vị thế trung lập để hưởng lợi - dù Hoa Lục có muốn liên minh với Nga chưa chắc Nga đã đồng ý. Nhưng nếu Mỹ dồn ép Nga thì Nga sẽ tìm đường sống bằng cách liên minh với Hoa Lục và lúc đó Hoa Lục "mừng hết lớn" vì Hoa Lục đang cần vũ khí tối tân từ Nga, và quan trọng hơn nữa Hoa Lục đang đối đầu với Mỹ và muốn bá chủ Biển Đông. Thay vì theo sách lược "Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo" các chiến lược gia Hoa Kỳ theo sách lược "Đông choảng Tôn Quyền, Bắc uýnh luôn Tào Tháo" tức mở hai mặt trận, đối đầu với hai đại cường cùng lúc.    

Liên minh Nga-Trung Quốc sẽ là mối nguy cho Nhật Bản. Nếu vì "ô dù che chở" của Mỹ mà Nhật Bản tiếp tục duy trì cấm vận Nga do vụ Ukraine thì Nhật Bản sẽ phải đối đầu với hai láng giềng khổng lồ đang có tranh chấp lãnh thổ với mình. Nếu Nhật quá chiều lòng Mỹ thì an ninh của Nhật lâm nguy mà Nhật không sao đối phó nổi, ngọai trừ khôn khéo biết từ chối tức "How to say No" với những áp lực cấm vận Nga của Mỹ. Cũng trong ngày 2/7/2014, theo hãng thông tấn ITAR-TASS, trong cuộc họp với các vị đại sứ của Nga, Tổng Thống Putin đã đề cập đến chính sách ngoại giao trong khu vực Châu Á và tuyên bố sẽ phát triển quan hệ với Nhật Bản và Nhật Bản cũng rất quan tâm tới lời phát biểu này. Đây là lựa chọn khó khăn của Nhật Bản giữa áp lực của đồng minh Mỹ và sự an nguy của đất nước mình. Trên thực tế, Nhật Bản có thể quan hệ tốt với Nga nhưng khó lòng quan hệ tốt với Hoa Lục.    

Tình hình thế giới ngày hôm nay vô cùng phức tạp, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Hoa Lục, thật nguy cho nước Mỹ và thế giới nếu tổng thống Mỹ không có tầm nhìn chiến lược. Ô. Obama không phải là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược toàn cầu. Còn Bà Hillary Clinton thì bị chính các nhà bình luận Mỹ phê bình là hành động ngọai giao bằng cảm tính thương- ghét hơn là lợi ích chiến lược và lời phát biểu thường gây tranh cãi. Nhà ngọai giao tài giỏi phải biết gạt bỏ tình cảm thương-ghét và ý nghĩ thầm kín riêng tư của mình và đặt quyền lợi tối thượng của đất nước lên trên hết. Cái tối kỵ của nhà ngọai giao là nói năng "bộc trực" theo kiểu Trương Phi và xúc phạm cá nhân, chạm tự ái các nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Bởi vì khi xúc phạm tới vị lãnh đạo của một quốc gia nào đó nó có thể biến thành tự ái quốc gia và gây đổ vỡ ngọai giao, thâm thù giữa hai nước. Quan sát những họat động ngọai giao quốc tế chúng ta thấy Ô. John Kerry chưa phải là nhà ngọai giao tài giỏi nhưng ít ra ông không  phạm phải những lỗi lầm như Bà Hillary Clinton. Còn Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov - trong khi nước Nga đang phải hứng chịu những đe dọa cùng  áp lực dồn dập từ Mỹ và NATO nhưng ông nói năng rất chừng mực, trình bày rõ vấn đề nhưng chưa bao giờ có những phát biểu quá khích như các tổng thống của Ukraine, thủ tướng Cameron của Anh và không hề xúc phạm hay chạm tự ái các nhà lãnh đạo Mỹ và Âu Châu. Theo tôi, Ô. Sergei Lavrov là nhà ngọai giao tài giỏi đang cùng ô. Putin lèo lái nước Nga trong cơn thử thách lớn lao và có thể xoay chuyển vận mệnh thế giới. Xin nhớ cho trên hành tình này người ta ngán sợ sức mạnh của Mỹ nhưng không phải nước nào cũng thích Mỹ. Việc Nga liên minh với Hoa Lục để đối đầu với Mỹ sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới:

1) Ở Âu Châu, bắng lợi thế cung cấp khí đốt và nhập cảng vũ khí cùng ngọai thương, Nga theo thế "Liên Hòanh" của Trương Nghi làm sói mòn hoặc giảm thiểu áp lực của thế "Hợp Tung" NATO của Âu Châu. Liên minh Nga-Trung Quốc sẽ làm Âu Châu lo sợ hơn cho nên Âu Châu phải chạy đua vũ trang tốn kém hoặc tìm cách đưa NATO vào sát biên giới Nga do đó các nước nhỏ có biên giới với Nga sẽ trở thành "bãi chiến trường" điển hình như Ukraine. Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ triền miên không dứt trừ phi Ukraine t "trung lập". Trong bối cảnh Âu Châu chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế mà phải chạy đua vũ trang hoặc đóng góp tài chính thêm hoặc tăng quân cho NATO chưa chắc đã được người dân Âu Châu ủng hộ. Hiện nay người dân Anh đang có khuynh hướng ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Tháng 9 tới đây nếu cuộc trưng cầu dân ý thành công thì Scotland sẽ tách ra khỏi Vương Quốc Anh và trở thành độc lập lúc đó nước Anh chì còn phân nửa và khó lòng giữ ngôi vị cường quốc.    

2) Ở Trung Đông, Nga sẽ liên kết với các nước như Iran, Iraq và kiên trì bảo vệ đến cùng TT. Asad của Syria để từ từ suy yếu vị thế bá chủ của Mỹ tại vùng dầu lửa. Hiện nay Iran đang xuất cảng xe hơi qua Nga và tiến hành đàm phán "đổi dầu lấy hàng" với Nga để tránh các biện pháp cấm vận của Tây Phương. Còn Iraq nhập cảng phi cơ chiến đấu từ Nga để đối phó với lực lượng ly khai Sunni.    


Ở Trung và Nam Mỹ, Nga sẽ tăng cường hợp tác với các nước đang chống Mỹ như Cuba, Nicaragua, Venezuela, Ecuador và Argentina. Hiện nay Nga đã liên kết với Brasil trong khối kinh tế BRICS bao gồm Brasil, Russia, India, China và South Africa có khuynh hướng thóat ra khỏi sự thống ngự của đồng dollar Mỹ.   

3) Đối với Bắc Hàn,vào ngày 27/3/2014  hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin một phái đoàn Nga do Ô. Alexander Galushka- Bộ trưởng Bộ phát triển Viễn Đông dẫn đầu đã tới thăm Triều Tiên và có cuộc gặp với Thủ tướng Pak Pong-ju để bản về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ. Hiện nay Mỹ rất cần Nga trong cuộc khủng hoảng ở Bán Đảo Triều Tiên. Việc Nga tăng cường hợp tác với Bắc Hàn khiến Bắc Hàn tự tin hơn trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, gây khó khăn rất lớn cho Nam Hàn và Nhật Bản là hai đồng minh chí cốt của Mỹ tại vùng này.   

4) Đối với Ấn Độ, nước có số dân khổng lồ đứng thứ hai thế giới vẫn tiếp tục là hợp tác chiến lược của Nga về các mặt chính trị, thương mại và vũ khí. Dù Ấn Độ hợp tác chặt chẽ với Mỹ để cùng ngăn chặn Trung Quốc nhưng Ấn Độ tin cậy Nga hơn vì Nga chưa bao giờ là kẻ thù của Ấn Độ trong khi Mỹ đã cấm vận Ấn Ðộ 30 năm kể từ vụ thử vũ khí hạt nhân năm 1974 và một loạt vụ khác năm 1998. Dĩ nhiên Ấn Độ luôn giữ vị thế trung lập tức không theo phe nào trong các vấn đề quốc tế. 

5) Còn Đông Nam Á luôn nằm trong sách lược Viễn Đông của Nga. Nga sẽ tăng cường hợp tác toàn diện với các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là trọng điểm cho sách lược này. Tháng Ba, 2014 Voice of Russia loan tin, "Ông Igor Korotchenko- tổng biên tập tạp chí Quốc Phòng của Nga cho biết, Không chỉ hạm đội Nga mà thôi. Hiện giờ đang tiến hành đàm phán song phương Nga-Việt về việc cho phép máy bay tiếp dầu của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để đảm bảo hoạt động tầm xa của hàng không Nga. Các cuộc đàm phán tương tự đang được Nga tiến hành với Việt Nam, cũng như với Cuba, Venezuela, Singapore và một số nước khác."
 
Nhận Định:

Bối cảnh của Chiến Tranh Lạnh ngày hôm nay không còn là cuộc đối đầu về "chủ nghĩa" như xưa mà chỉ là sự xung đột quyền lợi giữa các cường quốc Nga-Mỹ-Trung Quốc mà thôi. Kinh nghiệm đau thương từ thời Chiến Tranh Lạnh Mỹ-Xô-viết cho các nước nhỏ bài học xương máu là đứng vào phe nào cũng chết. Do đó sẽ không còn cái cảnh các nước nhỏ như Úc Châu, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan gửi quân tham chiến rồi được trả lương theo lệnh của "anh hai". Ngày nay hầu hết các quốc gia đều độc lập tự  chủ, nước nào cũng muốn ổn định để phát triển. Gây thù chuốc oán làm chi cho mệt? Do đó nếu có nổ ra chiến tranh Nga-Mỹ thì Mỹ sẽ chiến đấu đơn độc hoặc cùng lắm với sự liên minh của NATO mà hăng máu nhất phải kể Anh,

Cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới cũng sẽ tác động tới bầu không khí chính trị và gây bất ổn tòan cầu. Nếu liên minh Nga-Trung Quốc mạnh lên, chắc chắn thế giới Ả Rập hoặc các quốc gia Hồi Giáo có khuynh hướng chống Mỹ sẽ dựa vào liên minh này. Với viễn ảnh đó - thế giới đã nát lại càng thêm nát. Có thể lúc đó do bản năng sinh tồn, một phong trào phi liên kết sẽ tái sinh và nở rộ. Cũng có thể một số quốc gia không muốn dính vào chuyện "gió tanh mưa máu" sẽ đơn phương tuyên bố trung lập - tức gửi cho các "ông kẹ" một message "Em lạy các bác! Xin các bác để nhà em yên để em lo cho dân cho nước của nhà chúng em!" Việc Bà Park geun-Hye - Tổng Thống Nam Hàn, một đồng minh chí cốt của Mỹ tiếp đón Ô. Tập Cận Bình ngày 3/7/2014 cho thấy không một nước nhỏ nào muốn làm mất lòng các đại cường trừ phi nước họ bị đại cường đe dọa, xâm lấn.

Trong bầu không khí căng thẳng của Chiến Tranh Lạnh Mới Nga-Mỹ - có thể Ô. Obama hoặc một tổng thống kế nhiệm của Mỹ sẽ nói một câu "xanh rờn" như Ô. Bush Con tuyên bố trong cuộc xâm lăng Iraq, "Nếu không theo Mỹ là chống Mỹ". Nhưng theo Mỹ thì gây thù chuốc oán với Nga, Trung Quốc. Còn theo Nga thì gây thù chuốc oán và lãnh đòn cấm vận chí mạng của Mỹ. Thôi thì "lửng lơ con cá vàng" hay "half and half" tức 50% theo ông Mỹ, 50% theo ông Nga, giống như Thái Lan 50% theo Mỹ, 50% theo Trung Quốc… cho chắc ăn. Nhưng chính sách "đu giây" này khó lắm đó. Thiếu bản lãnh thì mất mạng như chơi. Muốn trung lập thì toàn dân phải đòan kết và chính quyền phải mạnh để thống nhất ý chí. Nếu đất nước chia rẽ thì ngọai bang sẽ khóet sâu khủng hoảng và đưa tới biểu tình lật đổ, đảo chính để thiết lập một chính quyền thân Mỹ, thân Nga hoặc thân Tàu hoặc đất nước phải chia cắt.

Năm xưa Ban AVT có bài hát khôi hài dí dỏm, " như hai cô ca sĩ có thương nhau bao giờ" sau đổi thành "như Nga với Mỹ có thương nhau bao giờ" sao mà đúng thế? Thực ra không phải chỉ có Nga-Mỹ mới ghét nhau mà bất cứ một đại cường nào cũng chẳng bao giờ "thương" một đại cường khác. Nguyên do đại cường nào cũng muốn mình bá chủ. Mỹ đang là bá chủ thế giới và lúc nào cũng muốn duy trì ngôi vị ấy muôn đời. Nga thì muốn phục hồi uy thế và sức mạnh của thời Liên Bang Xô-viết. Còn Hoa Lục thì đang muốn vươn lên để giành ngôi bá chủ với Mỹ. Trong cuộc tranh giành ngôi vị "võ lâm chí tôn" đó, ông nào cũng muốn liên kết đồng minh hoặc dụ dỗ, lôi kéo các nước nhỏ vào phe mình. Do đó trong cuộc "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" sắp tới đây, nước nhỏ nào không có bản lãnh hoặc thiếu suy tính sẽ tự chuốc lấy tai họa.    

Trong cái thế giới Ta Bà đầy Tham-Sân-Si và vọng động này, nhân lọai chỉ tạm yên khi nó là một thế giới đa cực - trong đó các đại cường kiềm chế lẫn nhau, không ai làm bá chủ cả, biết tôn trọng các quyền lợi sinh tử/lợi ích cốt lỗi của nhau, quyết tâm bảo vệ sự độc lập và tòan vẹn lãnh thổ của các nước nhỏ và đừng "ngồi xổm" lên luật pháp quốc tế. Thiếu một trong những yếu tố đó thì "thiên hạ đại lọan" và đó là chuyện muôn đời có từ thời Ông Bành Tổ đến giờ./-    

Đào Văn Bình
(California ngày 4/7/2014)

01 July 2014

Nhật Ký Biển Đông: Trung Quốc - Thảm Họa Của Á Châu

Nhật Ký Biển Đông: Trung Quốc - Thảm Họa Của Á Châu

Nhật Ký Biển Đông hạ tuần Tháng 6 ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

-AFP ngày 15/6/2014: Bốn sĩ quan Trung Quốc được mời thăm viếng HKMH Washington đang bỏ neo cách Hong Kong 200 hải lý về phía nam theo lời mời của Chuẩn Đô Đốc Mark C. Montgomery và rất mong Trung Quốc sẽ đáp ứng bằng lời mời tương tự. Hành động "thân hữu"  diễn ra giữa bối cảnh "Xoay Trục" và đe dọa lẫn nhau tại Đối Thọai Shangri-La 13 có ý nghĩa gì? Vào ngày 27/6/2014 nhiều dân biểu quốcc hội và cựu nhân viên tình báo bộ ngọai giao Hoa Kỳ chế riễu việc Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2014 lớn nhất thế giới là "Thiếu khôn ngoan. Chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến việc mời một con cáo đến dự hội thảo về bảo vệ gà".

-VOV ngày 16/6/2014: "Chiều 16/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức "Họp báo Quốc tế về tình hình Biển Đông" để phản bác các luận điểm thiếu căn cứ của Trung Quốc cũng như một số nội dung sai trái mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thời gian gần đây."

-RFI ngày 16/6/2014: "Trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông Philippines ABS-CBN, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết là ông sẽ đề xuất một lệnh cấm xây dựng trong khu vực Biển Đông và sẽ nói chuyện với cả Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) lẫn Trung Quốc về việc này."

-VOV ngày 16/6/2014: "Trong dịp viếng thăm Việt Nam, thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có cuộc gặp gỡ với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai bên đã ký bản thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)." Hà Lan giúpViệt Nam đóng pháo hạm Sigma trang bị hỏa tiễn và tàu cảnh sát biển với tầm họat động 5000 hải lý.

-BBC ngày 18/6/2014: Ông Dương Khiết Trì là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới Hà Nội kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà cả hai bên đều nhận là của mình. Hãng tin AP dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Việt Nam nói Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm trái ngược nhau quanh giàn khoan. Còn hãng AP loan tin hai bên không đạt được tiến bộ nào trong cuộc đụng độ tại giàn khoan Haiyang 981. Vào ngày 20/6/2014 BBC loan thêm, tờ Hoàn cầu Thời Báo bản tiếng Hoa đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn". Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".

-RFI ngày 18/6/2014: "Phát biu nhân cuc điu trn ti Thượng vin M, ông Ted Osius, mt nhà ngoi giao kỳ cu, thm đnh rng bây gi là lúc mà chính quyn M phi xem xét kh năng bãi b lnh cm nói trên theo mt tiến đ thích hp. Theo hãng AP, việc Hoa Kỳ giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc tức tối trong bối cảnh họ đang dùng sức mạnh lấn lướt Việt Nam ngoài Biển Đông, và coi việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á là nhằm kiềm chế đà vươn lên của Trung Quốc."

-VOV ngày 18/6/2104: Theo ông Rosario - bộ trưởng ngọai giao- Philippines sẽ yêu cầu luật sư khuyến nghị Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc có trụ sở ở The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết sớm hơn sau khi Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện này. Ngoại trưởng Philippines nói: "Tôi hy vọng chúng tôi sẽ nhận được phán quyết trong năm tới bởi vì Trung Quốc không tham gia vụ kiện và vì tình hình Biển Đông đang ngày càng trở nên tồi tệ". 

-Baomoi.com ngày 18/6/2014: Chiều 17/6, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên bang Nga đã cập Cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) để bảo đảm hậu cần và khắc phục kỹ thuật. Đội tàu gồm ba chiếc với 511 thủy thủ do Chuẩn Đô Đốc Dmitriev Vladimir Aleksandrovich chỉ huy.

-AP (Beijing) ngày 19/6/2014: Vào ngày Thứ Năm, Trung Quốc nói rằng họ đang di chuyển giàn khoan thứ hai gần bờ biển Việt Nam trong một hành động cương quyết đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền và tiếp tục thăm dò tài nguyên tại những vùng biển tranh chấp cho dù đang căng thẳng với Việt Nam vì vụ giàn khoan Haiyang 981. Cũng theo AP phía Việt Nam sẽ không phản ứng gay gắt trước việc di chuyển giàn khoan thứ hai vì vị trí của nó nằm cách vùng biển nơi đang xảy ra va chạm khá xa về phía bắc.

-Reuters (Tokyo) ngày 19/6/2014: Các bà vợ yêu nước Nhật Bản tụ tập tại một khu thương mại trương biểu ngữ "Hiến pháp hòa bình không bảo vệ được tương lai của trẻ nhỏ còn nguy hiểm hơn nhà máy điện nguyên tử" đồng thời công kích Trung Quốc "không cẩn trọng", chế riễu cờ Nam Hàn.

-Reuters (Beijing/Hong Kong) ngày 20/6/2014: Trung Quốc đưa thêm bốn giàn khoan tới Biển Đông- dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh tăng cường thăm dò dầu khí tại một khu vực đang căng thẳng sau gần hai tháng đã đưa giàn khoan khổng lồ tới vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tân Hoa Xã trích dẫn lời của phát ngôn viên Hoa Xuân Ánh nói "Những hoạt động (đó là) bình thường". Trong khi đó Hoa Kỳ tuyên bố chưa xác định được vị trí của những giàn khoan này (có lẽ còn đang di chuyển).

-BBC tiếng Việt ngày 23/6/2014: Thượng tướng hải quân Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung QuốcTrung Quốc nói các nước nhỏ không nên phối hợp với các cường quốc để làm bất ổn an ninh khu vực. Phát biểu này được xem là là lời cảnh báo đối với Việt Nam và Philippines đừng hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.

-VOV ngày 23/6/2014: Tình hình vùng giàn khoan Haiyang 981 càng ngày càng nguy hiểm. Tàu dịch vụ 284 của Trung Quốc đâm thẳng vào mạn phải của tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam. Tiếp đó, tàu đầu kéo không rõ số hiệu của Trung Quốc đâm vào mạn trái của tàu Kiểm ngư 951 và đẩy tàu Kiểm ngư 951 về phía trước. Tổng số tàu của Trung Quốc bao vây để bảo vệ giàn khoan là 137 chíếc. Cũng theo VOV, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội Na Uy khẳng định, luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay.

-BBC tiếng Việt ngày 23/6/2014: Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký PCA Hugo Hans Siblesz. đã ký kết hiệp định về việc hợp tác với Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration). Văn bản mà hai bên ký kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành. Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Hiện tại PCA có 115 nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.

-BBC tiếng Việt ngày 24/6/2014: "Một nhà nghiên cứu về Biển Đông từ trong nước nói với BBC rằng chính quyền Việt Nam đang xúc tiến việc khởi kiện Trung Quốc xung quanh việc nước này đưa giàn khoan ra Biển Đông chứ 'không nói suông'."

-VOA tiếng Việt ngày 24/6/2014: Một cuộc họp ở Tokyo giữa Thủ Tướng Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino  được xem như là một sự bày tỏ tình đoàn kết giữa Philippines-Nhật Bản, là hai nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Aquino cho biết ông hoan nghênh sự thay đổi trong hiến pháp Nhật nếu điều đó cho phép Tokyo trợ giúp các nước đồng minh khi xảy ra một vụ tấn công.

-Bloomberg News ngày 24/5/2014:  Tại Hà Nội, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói với các đại biểu quốc hội: "Chủ quyền và an ninh của Việt Nam cũng như hòa bình của khu vực đang bị đe dọa bởi quyết định của Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam. Sự đụng độ trên biển khiến đưa tới sự đâm húc, làm chìm tàu đánh cá của Việt Nam ngày 26/5/2014 và biểu tình bạo động chống Trung Quốc đã làm tổn thương quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản." : "Vietnam's sovereignty and security as well as regional peace are "threatened" by China's decision to place an oil rig off Vietnam's coast on May 2, National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung told legislators in Hanoi. The friction at sea, which has led to collisions, the sinking of a Vietnamese fishing boat on May 26 and anti-China riots in Vietnam, is hurting ties between the two communist countries, Hung said in his address." (By John Boudreau and Nguyen Dieu Tu Uyen)

-Tuổi Trẻ Online ngày 24/6/2014: Tàu tiếp vận hạng nặng của Mỹ USNS Cesar Chavez sau khi di chuyển từ Phi Luật Tân đã ghé Vịnh Nha Trang 15 ngày để các kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH một thành viên nhà máy đóng tàu Cam Ranh tiến hành bảo dưỡng. Tàu USNS Cesar Chavez mang theo 144 thủy thủ.

-VietnamPlus ngày 24/6/2014: "Theo hãng Kyodo ngày 24/6. Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố Manila đã nối lại kế hoạch kêu gọi tổ chức một cuộc họp giữa bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, để đề ra một lập trường chung về cách thức đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này."

-BBC tiếng Việt ngày 25/6/2014: "Việt Nam có nhiều hoạt động ngoại giao quốc phòng trong bối cảnh tiếp tục căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là các đoàn Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, Tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi, Cục Nhân sự Bộ Quốc phòng Vương quốc Kampuchia và Đoàn công tác đặc biệt của Chính phủ Lào do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu có mặt tại Hà Nội để làm việc với giới chức quốc phòng Việt Nam."

-VOA tiếng Việt ngày 25/6/2014: "Trung Quốc đưa gần như toàn bộ Biển Đông kể cả Hoàng Sa-Trường Sa vào bản đồ mới hình dọc công bố trong tuần này, thêm một nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh giữa những tranh cãi căng thẳng về chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.Thông tấn xã Việt Nam gọi bản đồ 10 đoạn của Trung Quốc là 'trắng trợn' 'nuốt chửng' Biển Đông." Còn phát ngôn viên bộ ngọai giao Phi Luật Tân cho rằng, việc Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ khổ dọc mới là một bước đi sai trái để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.

-BBC tiếng Việt ngày 26/6/2014: "Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam 'mang ơn' Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt… Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, báo Dân Trí đưa tin."

-AFP ngày 26/6/2014: "Hoa Kỳ và Phi Luật Tân khởi đầu cuộc thao diễn hải quân chung hôm Thứ Năm tại Biển Đông gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đang có những tranh cãi với các nước láng giềng. Cuộc thao diễn gồm ba tàu chiến Mỹ và cả ngàn binh sĩ."

-VOV ngày 26/6/2014:  "Phát biểu trong buổi điều trần về quan hệ Mỹ-Trung vừa diễn ra tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào sáng 26/6 (theo giờ Việt Nam), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng: "Các lợi ích quan trọng của Mỹ tại Biển Đông và Hoa Đông đang bị đe dọa".

-BBC tiếng Việt ngày 27/6/2014: "Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội đang cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm dùng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.Trong khi đó Trung Quốc cảnh báo Việt Nam sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả nếu tiếp tục đối đầu."

-RFI ngày 27/6/2014: "Hà Nội công khai tố cáo Trung Quốc đưa giàn khoan Nam Hải 9 đến một vị trí ở Vịnh Bắc Bộ và có tin là đã bắt đầu hoạt động khoan dò. Đây là một hành động phi pháp, vì địa điểm thăm dò của giàn khoan nằm trong một vùng chồng lấn chưa được phân định."

-NHK World ngày 30/6/2014: Phái đòan Nhật Bản tới Bắc Kinh để gặp gỡ các giới chức Bắc Hàn để bàn về số phận công dân Nhật Bản bị bắt cóc hoặc mất tích. Trong khi đó Bắc Kinh loan tin Ô. Tập Cận Bình sẽ công du Nam Hàn vào các ngày 3&4/7/2014 với rất nhiều đề nghị lớn lao. Họat động ngọai giao chồng chéo và đầy những toan tính khiến Nhật Bản và Mỹ lo ngại. Ai cũng lo cho đất nước mình trước.  


Nhận Định:
            
Sau khi Việt Nam phản ứng mạnh về vụ giàn khoan Haiyang 981 và dư luận thế giới vô cùng bất lợi cho Hoa Lục, thì người ta tiên đoán Hoa Lục sẽ hòa dịu, rút lui giàn khoan và đối thọai với Việt Nam. Thế nhưng mọi phỏng đoán đều sai. Ngày 20/6/2014 Trung Quốc đưa thêm bốn giàn khoan tới Biển Đông và ngày 25/6/2014 Trung Quốc đưa gần như toàn bộ Biển Đông kể cả Hoàng Sa-Trường Sa vào bản đồ mới. Đây là hành động khẳng định chủ quyền của mình và thách thức công luận, "ngồi xổm" lên luật pháp quốc tế, phớt lờ những cảnh báo mạnh mẽ của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, Phụ Tá Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel và những đe dọa của của Ô. Chuck Hagel tại Đối Thọai Shangri-La 13.

Có thể Hoa Lục đã bắt mạch thấy Hoa Kỳ- siêu cường duy nhất có thể can dự vào Biển Đông- nội bộ đang chia rẽ về chính sách đối ngọai và đang lún sâu vào nhiều cuộc khủng hoảng như Ukraine, Afghanistan, Bắc Triều Tiên, Syria (sẽ viện trợ cho phiến quân 500 triệu về huấn luyện và trang bị vũ khí), Iran, Libya, nay thêm Iraq (gửi 300 biệt kích giả danh cố vấn để giúp chính quyền Maliki đang có nguy cơ xụp đổ)…khiến không còn hơi sức đâu để đối đầu với Trung Quốc. Đó là thế kẹt của Mỹ và phủ một bóng đen u ám lên Biển Đông và Đông Nam Á.
Nếu ví Hoa Kỳ và Trung Quốc như hai người chơi cờ tướng thì Trung Quốc vừa xuất quân đã vào thế "Pháo đầu mã đội" tức ở thế công. Còn Hoa Kỳ ở thế thủ, be bờ "Bình phong mã". Thế "bình phong mã" thủ rất kỹ, nếu kẻ tấn công không thắng hoặc sơ hở thì "Bình phong mã" trở thành thế công. Hiện nay Hoa Kỳ đang giàn trận và thành lập liên minh/hợp tác với nhiều nước ở mức độ vừa phải để thăm dò phản ứng của Hoa Lục và luôn luôn hy vọng Hoa Lục sẽ ngừng tay lại. Hoa Kỳ theo chiến thuật vừa xoay trục vừa thoa dịu vừa đàm phán và thỏa hiệp nếu có thể. Còn Hoa Lục theo chiến thuật "lấy thịt đè người" dùng "sức mạnh mềm" không cần nổ một tiếng súng, không tốn một viên đạn, không đụng chạm tới Hoa Kỳ, chèn ép các nước nhỏ, từ từ làm chủ Biển Đông mà lúc đó Hoa Kỳ cũng chẳng làm gì được. Chính vì thấy nguy cơ lù lù trước mắt và không thể chờ đợi được nữa cho nên Nhật Bản đã phải "sắn tay áo", gấp rút sửa đổi "Hiến Pháp Hòa Bình" thành "Hiến Pháp Diểu Hâu", "Phòng ThủTập Thể" để hợp tác với một số nước Đông Nam Á, tự cứu mình - trước khi nhờ cậy "Anh hai Mỹ". Còn các nước nhỏ như Việt Nam, Phi Luật Tân thì nôn nóng. Việt Nam vừa kêu gọi Hoa Kỳ can dự mạnh hơn nữa vào vấn đề Biển Đông. Chuyến công du Nhật Bản của tổng thống Phi Luật Tân ngày 24/6/2014 vừa qua cho thấy Phi Luật Tân đã nhìn thấy - nương tựa vào cam kết và sức mạnh của Hoa Kỳ mà thôi chưa đủ. Noi gương Việt Nam, Phi Luật Tân thấy cần phải theo chính sách "ngọai giao đa phương " tìm sự hỗ trợ từ các cường quốc khác. Có thể rồi đây Phi Luật Tân sẽ tìm đến Nga - nước mà Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác chíến lược. Do tham vọng cuồng điên của Hoa Lục, Nhật Bản nổi bật lên như một thủ lãnh của NATO ở Phương Đông. Nam Hàn rồi đây có lẽ cũng phải hòa dịu với Nhật Bản vì đã nhìn thấy rõ Hoa Lục cũng là nguy cơ cho chính mình.

Rõ ràng Hoa Kỳ không hy sinh quyền lợi sinh tử của mình (1000 tỷ USD thương mại mỗi năm và sự an tòan của nước Mỹ) để bảo vệ biển đảo cho Phi Luật Tân và Việt Nam. Do đó các nước nhỏ phải noi gương Nhật Bản- tự lực tự cường, một mặt vẫn hợp tác hay liên minh với Hoa Kỳ để tạo hậu thuẫn quốc tế nhưng vẫn phải tiếp tục mặt trận ngọai giao, pháp lý và công luận để đối phó với Hoa Lục, cùng lúc tăng cường binh bị, chuẩn bị chiến tranh, chấp nhận thương đau. Ngày 27/6/2014 Trung Quốc lên tiếng đe dọa Việt Nam, "Sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả nếu tiếp tục đối đầu". Hoa Lục hiện nay đang ôm ấp và điên cuồng thực hiện giấc mộng bành trướng kiểu Quân Phiệt Nhật và Đức Quốc Xã năm xưa. Hy vọng về đối thọai song phương, mong đợi Hoa Lục tương nhượng hoặc tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc hữu nghị, nhường nhịn, sống chung hòa bình…chỉ là ảo vọng và đưa tới thảm họa. Chỉ có một thất bại về quân sự mới làm Hoa Lục tỉnh mộng. Cái sai lầm "thâm căn cố đế" có lẽ có từ thời Tam Hoàng-Ngũ Đế là Trung Hoa không bao giờ coi các nước nhỏ chung quanh mình là bạn mà luôn coi họ hoặc muốn biến họ thành chư hầu. Ngay như Mỹ, một siêu cường mạnh hơn Hoa Lục gấp bội cũng không thể coi hoặc biến các nước nhỏ chung quanh mình như Nam Mỹ và Canada thành chư hầu. Xa hơn nữa là NATO, thực tế chỉ là công cụ của Mỹ nhưng các nước trong NATO vẫn duy trì thế độc lập về ngọai giao và cũng chống Mỹ trong một số vấn đề. Ngày 28/6/2014 hãng thông tấn AP đưa tin "Vào ngày Thứ Bảy, nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định chung sống hòa bình giữa Trung Hoa, Ấn Độ và Miến Điện, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc không chủ trương bá quyền khu vực cho dù Trung Quốc có mạnh như thế nào đi nữa và cho dù các nước láng giềng đang lo lắng về những hành động của Bắc Kinh trong một vài tranh chấp lãnh thổ ". Thưa Ô. Tập Cận Bình: Vẽ bản đồ gom hết 90% biển đảo của thiên hạ, rồi đem tàu chiến tới chiếm các đảo, bãi đá ngầm rồi biến cải thành phi đạo, rồi đem giàn khoan tới hải phận của người ta với cả trăm tàu đủ lọai để bảo vệ. Khi người ta phản đối thì ông lại đe dọa "sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả nếu tiếp tục đối đầu" rồi bù lu bù loa phổ biến văn thư tùm lum ở Liên Hiệp Quốc theo kiểu "vừa đánh trống vừa ăn cướp"…như thế có phải là hành vi "bá quyền" không? Nếu không phải thì chắc đó là hành vi "cướp biển". Năm xưa Tô Tần, Nhạc Nghị "thuyết khách" đâu ra đó khiên thiên hạ tâm phục. Nay miệng lưỡi của ông chẳng giống tổ tiên tí nào. Có thể trình độ của ông thấp hoặc ông coi thường thiên hạ quá đỗi! Xin ông nhớ cho "Thiên ngọai hữu thiên" (Ngòai trời còn có trời).

Ngày nay dù nơi chốn "thâm sơn cùng cốc" hang cùng ngõ hẻm đểu có điện thọai cầm tay, truyền hinh và Internet. Con người bây giờ quá khôn, quá hiểu biết. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời nói không đi đôi với việc làm là gian trá. Một đất nước không thể xây dựng trên gian trá. Tương quan thế giới không thể ổn định trên gian trá. Gọi nhau là "đồng minh" (sống chết có nhau) mà nghe lén nhau là gian trá. Gọi nhau là "đồng chí", "hữu hảo" (bạn tốt) mà lấn chiếm đất đai, biển đảo của nhau là gian trá. Nhìn vào lịch sử Trung Hoa 5000 năm qua chúng ta rút ra được bài học: Nếu con cừu không thể sống chung với con sói thì Á Châu…ít ra là Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam rồi đây cả Thái Lan, Miến Điện cũng  không thể sống chung hòa bình với Hoa Lục, đó là điều khẳng định.

Nếu trong cuộc sống bình thường mỗi ngày đều có thêm người điên thì trên thế giới này, một cường quốc có trở nên "điên cuồng" cũng là lẽ thường… nhất là khi họ thấy họ mạnh và sự "điên cuồng" của họ không  ai ngăn cản. Những dự đoán về tham vọng của Trung Quốc cách đây một thập niên nay hiện rõ mồn một. Với sức mạnh quân sự khổng lồ cộng thêm với những việc ngang ngược "cướp biển" đang làm,Trung Quốc sẽ là thảm họa cho Á Châu./-
 
Đào Văn Bình
(California ngày 30/6/2014)