29 October 2016

HỔ THẸN VÌ MANG HỘ CHIẾU VIỆT CỘNG

HỔ THẸN VÌ MANG HỘ CHIẾU VIỆT CỘNG

TRẦN MẠNH HẢO

Người nhà có kinh nghiệm dặn tôi khi ra nước ngoài nhỡ có ai hỏi: Where are you from? thì chớ nói là Việt Nam mà hãy nói là from Japan, from South Korea hay đại loại một nước khác. Tôi thật sự không muốn nói dối nhưng khi ra nước ngoài mới biết người nhà khuyên vậy sẽ bớt được rất nhiều phiền phức.

Phải có Độc Lập Tự Tôn, sau đó mới nói đến Độc Lập Tự Do. Có Độc Lập mà nước nhà yếu nghèo, tụt hậu. Do đó, khi mang Hộ chiếu Việt Nam mà đi đâu cũng bị soi xét, hẳn không ai trong chúng ta là không thấy buồn ! Có một câu nói đã thành chân lý: "Thời thế, Thế thời, thời phải thế". Từ xưa, chưa một chính quyền độc tài nào tồn tại mãi mãi. Chế độ Độc tài đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà, một thời gian dài nước ta bị cô lập với thế giới văn minh. Người dân sống trong Chế độ Độc tài bị mất tự do, còn chính quyền thì ngày càng suy thoái, thối nát. Biết bao anh hùng dân tộc, họ là lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa Nông dân, tiêu biểu là người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ các chính quyền độc tài. Họ là những người yêu nước, thương dân, có lòng Tự Tôn Dân Tộc, trung thành vô hạn với Tổ quốc.
"Tôi qua các nước Đông Nam Á, họ nhìn hộ chiếu Việt Nam cái là kêu "Việt Nam à, chúng mày theo tao", phỏng vấn rồi xem giấy tờ xong rồi mới cho đi"… Họ quát tháo vào mặt chúng tôi. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 1000$ và nói: "Không có thì cút xéo về Việt Nam!"… "Ngay cả nước bạn Lào, nhân viên xuất nhập cảnh vừa mới cười nói vui vẻ với các khách du lịch khác, khi biết tôi là người Việt thì gương mặt của anh ta bỗng nhiên trở nên lạnh lùng khó chịu…" Rồi mới đây xin qua châu Âu du lịch thăm người bạn mà đi lên đi xuống đại sứ quán hàng tháng cũng không xin nổi thị thực. Tôi đành vác mặt ê chề về nhà và phải bỏ cuộc.

Một tư vấn viên du lịch nói rằng việc xin thị thực vào châu Âu đang ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với các du khách người Việt. "Hồ sơ cũng khá là nhiều và phức tạp, bởi vì phải chứng minh được tài chính, tức là có một sổ tiết kiệm tối thiểu theo yêu cầu của EU đã gửi ở ngân hàng, rồi có hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép rồi tất cả các giấy giờ khác. Điều kiện của đại sứ quán họ đưa ra như vậy, là phải chứng minh được tài chính và chứng minh được công việc để chứng tỏ có mối ràng buộc ở Việt Nam và sẽ quay trở lại Việt Nam chứ không trốn đi. Xin visa châu Âu hiện nay khó bởi vì đợt vừa qua có nhiều người Việt Nam đi nước ngoài và trốn lại nên việc xét duyệt hồ sơ cũng khắt khe hơn".

Bạn tôi kể, có lần sang Úc du lịch, gặp một cô bé quê ở Thanh Hóa tên là H. H tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, sau đó xin visa sang Úc du lịch và trốn ở lại làm nail cho một tiệm của người bà con. Đến nay cũng đã gần 2 năm, H sống bất hợp pháp tại Úc, luôn mong muốn tìm cách kết hôn với công dân Úc để được ở lại hợp pháp. H cho biết cô luôn cảm thấy lo lắng vì sợ một ngày nào đó sẽ bị phát hiện và trục xuất về nước. Nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng cô cho biết sẽ vẫn ở lại Úc cho đến khi được chính thức lưu trú tại quốc gia này. Cô cho rằng ở Việt Nam sẽ chẳng bao giờ kiếm được nhiều tiền như làm nail ở Úc.

Nghe qua câu chuyện của H tự dưng thấy khó chịu hơn. Một công dân Việt Nam, tốt nghiệp một trường đại học có tiếng, sẵn sàng bỏ quê hương, bỏ gia đình, sang Úc sống cuộc sống của một người làm nail, sống chui sống nhủi. H không phải là cá biệt hay thiểu số, H là một đại diện cho hàng triệu người Việt đang mong muốn trở thành công dân của Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điều đó xuất phát từ việc mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, sung túc hơn ở một quốc gia khác so với ở một quốc gia cộng sản Việt Nam bất công.

Tôi tự hỏi, quan chức chính phủ Việt Nam có cảm thấy xấu hổ không khi chính công dân nước mình bỏ trốn khỏi đất nước? Hay họ bận lo cho túi tiền riêng của họ mà chẳng còn thời gian để mà xấu hổ? Một đất nước với hơn 90 triệu dân, đang ở thời kỳ dân số vàng, vị trí địa lý chiến lược ở vùng Đông Dương và Châu Á, tài nguyên thiên nhiên giàu có mà công dân thích bỏ trốn khỏi đất nước. Sao lại nghịch lý như vậy? Chính phủ Việt Nam có biết tự đặt câu hỏi như vậy không? Lẽ ra với những thuận lợi như vậy, Việt Nam phải là điểm đến ao ước của công dân các nước, chứ không phải là nơi mà công dân Việt Nam muốn rời bỏ ra đi. Các nan đề: du học sinh Việt không trở về nước, du khách Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc, phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng nước ngoài, lao động Việt Nam muốn ở lại Nhật Bản..vân vân và vân vân những vụ tương tự. Đừng đổ lỗi cho chính những công dân muốn rời bỏ đất nước mà hãy tự suy ngẫm lại, chính phủ đã làm gì để họ phải ra đi?

Phải có Độc Lập Tự Tôn, sau đó mới nói đến Độc Lập Tự Do. Có Độc Lập mà nước nhà yếu nghèo, tụt hậu. Do đó, khi mang Hộ chiếu Việt Nam mà đi đâu cũng bị soi xét, hẳn không ai trong chúng ta là không thấy buồn ! Có một câu nói đã thành chân lý: "Thời thế, Thế thời, thời phải thế". Từ xưa, chưa một chính quyền độc tài nào tồn tại mãi mãi. Chế độ Độc tài đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà, một thời gian dài nước ta bị cô lập với thế giới văn minh. Người dân sống trong Chế độ Độc tài bị mất tự do, còn chính quyền thì ngày càng suy thoái, thối nát. Biết bao anh hùng dân tộc, họ là lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa Nông dân, tiêu biểu là người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ các chính quyền độc tài. Họ là những người yêu nước, thương dân, có lòng Tự Tôn Dân Tộc, trung thành vô hạn với Tổ quốc.

Để có được địa vị cao sang, bổng lộc lợi quyền như ngày nay, các quan chức Cộng sản không được quên sự hi sinh của hàng triệu người con Việt Nam. Không được đánh đồng, lẫn lộn giữa Chính quyền Cộng sản với Dân tộc Việt Nam, giữa Đảng Cộng sản với Tổ Quốc Việt Nam. Một chính quyền mà không lo được cho dân, không mưu cầu hạnh phúc cho dân, thì theo quy luật của tạo hóa, chính quyền đó phải bị đánh đổ, không phải nhân dân, mà chính họ đã tự đánh đổ mình. Mâu thuẫn giữa Khát vọng Tự do – Dân chủ của nhân dân và Chế độ Độc tài – Toàn trị, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi cải cách chính trị và sự bảo thủ giáo điều của nhóm lãnh đạo chóp bu, mâu thuẫn giữa quá trình xã hội hóa thông tin và nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền báo chí, mâu thuẫn giữa cực giàu và cực nghèo, mâu thuẫn giữa kinh tế hội nhập và văn hóa truyền thống v.v…

Mang tấm Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, nguyên nhân chính là vì dòng chữ ghi trên đó: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – HỘ CHIẾU (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM - PASSPORT). XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST) nó không thuộc về dân tộc, chỉ thuộc về một học thuyết (Mác-Lênin) mà trên thế giới đã bị coi là chủ nghĩa khủng bố. Tôi vô cùng tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi không tự hào, thậm chí thấy xấu hổ vì trên Hộ chiếu của tôi, có dòng chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST), điều đó khiến cả thế giới soi xét tôi, nhòm ngó tôi, coi thường tôi và xem tôi như là tên khủng bố. Tôi cầu mong trời phù hộ, chế độ bán nước Cộng Sản Việt Nam sớm sụp đổ.

Đất nước đến hoa còn xấu hổ

Một nhà nước như không còn ai biết ngượng
Lại mọc đầy hoa xấu hổ nơi nơi
Cây thẹn thùng nép cỏ
Lá nhắm hờ mắt gió trêu ngươi
Nói dối mọi nơi
Nói dối mọi điều
Nói dối quá làm hoa đỏ mặt
Muôn năm cái không có thật
Không có thật ở đâu ?
Ai áp giải nhân dân phải tìm ra ma xó?
Đất nước nằm mơ trên quả địa cầu
Đất nước khom lưng tìm thiên đường không có
Một thiên đường ý cuội mạo lòng dân
Hoa thay người xấu hổ
Kẻ gian manh mang mặt nạ thánh thần
Hoa xấu hổ mọc trong tờ hộ chiếu
Ra nước ngoài thương người Việt tủi thân
Sự trân tráo làm vương làm tướng
Xấu hổ ơi xấu hổ mọc nơi nào?
Kẻ ăn cắp lên truyền hình dạy người tự trọng
Lê Chiêu Thống gào: phải yêu nước như tao...
Ai đang chọn quốc hoa giữa thời quốc nhục
Đất nước ơi xin thẹn với Tiên Rồng
Trong băng hoại hoa giữ mình nhân cách
Giữa lòng người hoa xấu hổ còn không?

Trần Mạnh Hảo

27 October 2016

Không chỉ có Sài Gòn - Hà Nội mà cả nước đang hấp hối vì cá chết

Không chỉ có Sài Gòn - Hà Nội mà cả nước đang hấp hối vì cá chết

Mùa mưa tới, dân Sài Gòn và ngay cả dân Hà Nôi ngửi toàn mùi hôi thối, cá chết trắng khắp nơi từ miền Bắc đến miền Trung, miền Nam cũng được "hưởng" mùi hôi thối này. Chưa bao giờ người dân Việt Nam gặp cảnh khốn cùng đến như vậy. Các quan làm gì để cá chết, biển chết, dân cũng trắng tay chết mòn chết dần theo.

2/3 công chức ngồi chơi xơi nước
Bộ Nội Vụ tổ chức hội thảo ngày 12/10 vừa qua. Một lần nữa, con số 30% công chức "Sáng cắp ô đi, tối cắp về," "có cũng được mà không cũng được" lại được xới lên khá gay gắt tại Hội thảo khoa học "Bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương."

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội cho biết, nếu theo ước tính của các chuyên gia, có tới 30% công chức, viên chức không làm được việc, tương đương với 700,000 người, tiêu tốn 17 nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Tại hội thảo trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kể rằng khi bà trao đổi với một vị Bộ trưởng (đã về hưu), ông đưa ra con số thực tế: Chỉ có 1/3 cán bộ công chức "làm hùng hục" không hết việc, 1/3 chỉ cản trở những người khác và 1/3 công chức còn lại là "ngồi chơi xơi nước."

Bà Lan nói, "Nếu như vậy, có đến 2/3 cán bộ công chức không làm việc thì làm sao đất nước phát triển được? Sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào."

Theo tính toán của ông Lợi, với con số 700 ngàn người "cắp ô," mỗi năm mất đứt 17 ngàn tỉ đồng, một con số khủng khiếp được chi tiêu lãng phí từ nguồn đóng thuế của người dân.

Tuy nhiên, số tiền trên ông Lợi nêu ra mới chỉ là "phần cứng," chưa tính tới hàng loạt các chi phí "mềm" khác như tiền nhà cửa, điện nước, văn phòng phẩm, ốm đau, ma chay… và một khoản tiền bảo hiểm khổng lồ được chi trả từ khi họ nghỉ hưu cho tới tận lúc chết.
Khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) có mùi hôi thối trong không khí.
Người dân giật mình nay mới biết mình đóng sưu cao thuế nặng chỉ để cho một lũ quan ăn chơi đàn đúm, ăn cho mập vào để sách nhiễu nhân dân. Thủ tục "hành dân là chính" bao năm nay vẫn vậy, Quốc Hội và chính phủ bàn tới bàn lui, rồi để đấy có cải cách được gì đâu! Nói cho nhiều, mọi biện pháp đưa ra coi bộ "mạnh" lắm nhưng thực tế khác hẳn, nghị quyết cứ ra, chỉ thị vẫn đều đều như ngựa phi đường xa, chẳng bao giờ tới.

Bao năm nay rồi mỗi chuyện nước ngập cả đến khu chung cư cáo cấp Phú Mỹ Hưng được gọi là sang nhất Sài Gòn cũng khổ vì mùi hôi và nước ngập. Dân ở khu lao động còn khổ đến thế nào. Phẫn nộ vì mùi hôi từ bãi rác Đa Phước ảnh hưởng một cách nghiêm trọng tới cuộc sống, nhiều cư dân Nam Sài Gòn đã thành lập ban đại diện, tiến tới sẽ tiến hành các thủ tục khởi kiện chủ đầu tư bãi rác này, ông David Dương và công ty Xử Lý Chất Thải Việt Nam (VWS). Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, cư dân Phú Mỹ Hưng, cũng là người có sáng kiến ghi nhật ký mùi hôi trên nhóm mở Facebook "Sự thật về mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng" nói, "Cư dân có thể ghi hàng ngày, hàng giờ thậm chí cập nhật từng phút. Và mọi người cũng hiểu rằng mình đang sống trong môi trường quá ô nhiễm và độc hại."

Kiện thì cứ kiện biết bao giờ xử. Người dân cứ "an tâm, phấn khởi chờ đấy."

Cho đến nay người dân đã đứng lên tự bảo vệ mình
Hầu như ở khắp nơi những cuộc biểu tình tự phát rầm rộ khắp nơi. Đây là chuyện mới nhất người dân Vũng Tàu chở cá chết ra chặn quốc lộ.

Lúc 9 giờ sáng ngày 13/10 vừa qua, hàng chục người dân nuôi cá bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) dùng xe ba bánh chở cá chết ra quốc lộ 51, đoạn ngã ba Long Sơn, huyện Tân Thành để phản đối các công ty chế biến hải sản trên địa bàn gây ô nhiễm.

Từng người lôi từ 2 - 3 xác con cá bớp nặng hơn 5 kg dàn hàng ngang quốc lộ 51, khiến ôtô từ hướng Vũng Tàu đi TP Sài Gòn không di chuyển được. Cảnh sát giao thông phải hướng dẫn các xe rẽ vào các đường khác, tránh kẹt xe.

Theo các người dân, trong hai ngày qua, nước trên sông Chà Và có màu đen và mùi hôi, khiến cá nuôi bè của họ bị chết trắng, chủ yếu là cá bớp. Một người dân nói:
"Các cơ quan chức năng đã xác định 14 công ty là thủ phạm xả thải ra sông khiến cá chết nhưng đến nay, không những họ chưa bồi thường mà còn tiếp tục gây ô nhiễm. Vì nợ nần và đến đường cùng nên chúng tôi phải dùng cách này để cầu cứu."
Cá lồng chết loạt, người dân vớt lên bán đổ bán tháo.
Sự thật là trong năm 2015 xảy ra tình trạng cá chết trên sông Chà Và khiến người dân nuôi cá lao đao, các cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động xả thải của 14 doanh nghiệp (DN). Các DN bị buộc bồi thường cho người dân hơn 14 tỉ đồng. Tuy nhiên, các DN không đồng ý chi trả nên người dân đã kiện ra tòa. Cho đến nay, chỉ mới có 2 DN trong số này chấp nhận bồi thường cho người dân hơn 300 triệu đồng.

Một số người dân cho biết, nhiều bè cá trên sông nuôi các loại cá trắm, chép,... đều bị chung cảnh cá chết trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Những bè cá này, chỉ còn thời gian ngắn nữa là thu hoạch được.
Bà Tư, một gia đình nuôi cá nước mặt ngắn dài cho biết, lúc trước nhập giống cá chép giòn của Bộ Nông Nghiệp với giá 160,000 đồng/kg mang về thả. Cá trong lồng nếu bán giá thịt thị trường khoảng 120.000 đồng/kg. Bà Tư xót xa, "Cá chết thế này, tôi thiệt hại tiền tỷ."

Theo người nuôi cá, 5 ngày trước, cá trong các bè có hiện tượng chết nhiều nên đã báo lực lượng chức năng. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước, mẫu cá từ nhà chức trách thì vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng trên.

Chị Nguyễn Thị Xuân than thở, "Nửa đêm vợ chồng tôi ra kiểm tra bè cá thì phát hiện cá chết. Trước đó cũng xảy ra tình trạng này, nhưng mới chết độ mấy chục kg, nay thì chết trắng bè. Vợ chồng tôi chỉ biết cầu trời để cá đừng chết thêm chứ thế này thì chúng tôi mất hết, chẳng còn gì."

Trước tình trạng khẩn cấp này chính quyền đã làm gì?
Gần 12 giờ trưa, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trực tiếp đến hiện trường vận động các người dân thu dẹp cá và mời về trụ sở UBND tỉnh làm việc, đối thoại thì họ đồng ý.

Ông Tịnh nói, "Chúng tôi rất hiểu thiệt hại do cá chết của bà con nên sau khi sự cố xảy ra đã giao cho các ban ngành vào cuộc điều tra, xử lý. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề gì cũng có thời gian và cơ sở khoa học nên mong người dân hiểu để khiếu nại đúng luật, không gây mất trật tự an ninh." Còn số liệu cá chết vẫn đang được cơ quan chức năng thống kê.

- Lại cái luận điệu chờ "điều tra, xử lý" và còn "đang thống kê"(!) – Nản quá!

Đấy là một địa phương ở miền Nam. Còn ở miền Trung chỉ tính một địa phương thôi.

Cá chết nổi đầy mặt sông ở Quảng Trị
Trên sông Sa Lung đoạn qua cầu Phúc Lâm (tỉnh Quảng Trị) có hiện tượng cá chết đầy mặt sông, bước đầu được giải thích là do "cá nước ngọt trôi về gặp nước lợ nên bị sốc."

Sáng 6/9, tại cầu Phúc Lâm (nối xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), người dân phát hiện cá nổi lờ đờ, thoi thóp rồi chết đầy trên mặt sông Sa Lung. Cá chết chủ yếu là trắm, hanh... với các kích cỡ khác nhau.
Cá chết nổi kín mặt nước trong bè của những người nông dân.
Một số người vớt cá cho biết nước sông đổi màu sang đục ngầu, bốc mùi hôi và cho rằng hiện tượng này có nguyên nhân từ một số nhà máy chế biến cao su ở thượng nguồn.

Ông Phan Ngọc Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy thông tin hiện tượng cá chết do xả đập ở thượng nguồn, cá nước ngọt trôi về gặp nước lợ nên sốc và chết. Ông Nghĩa nói, "Chúng tôi chưa xác định sự liên quan của các nhà máy cao su."

- Thưa ông chủ tịch Nghĩa ông lấy bằng chứng ở đâu, đã xác định chưa mà dám nói nhà máy cao su không có liên quan gì đến việc cá chết? Ông có liên hệ gì với nhà máy này không? Chắc trước khi lập nhà máy, chủ nhân phải đến chào ông. Nói thế là đủ hiểu rồi, cái "thủ tục đầu tiên" này cả nước đều biết. Quan với doanh nghiệp như cá với nước còn với dân như cá với thớt. Câu phương ngôn ấy đến bây giờ đúng 100%.

Ở ngay Thủ đô Hà Nội cá cũng chết
Thật ra cách đây bốn năm, ngay từ năm 2012, đề án điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây đã cảnh báo hồ bị ô nhiễm kim loại nặng. Bởi có tới hơn 50 cống xả thải trực tiếp vào hồ Tây.

Những ngày vừa qua, tại Hồ Tây vẫn xảy ra hiện tượng cá chết bất thường; UBND TP đang tập trung chỉ đạo kiểm tra, xác định nguyên nhân cá chết và có những giải pháp khắc phục ban đầu.

Để bảo đảm an toàn tại các hồ nước trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Công ty MTV Môi trường Đô thị Hà Nội; Công ty MTV thoát nước Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước tại các hồ chứa nước trên địa bàn, tích cực phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại nơi sinh hoạt.

Người dân Hà Nội nói, "Đổ bao nhiêu tiền của xuống đó giờ xem như mất hết. Chúng tôi giờ không biết lấy tiền đâu mà trả nợ. Chỉ mong sớm tìm ra nguyên nhân để chúng tôi biết và tìm cách khắc phục."

Hà Nội cảnh báo người dân không vớt, ăn cá chết tại Hồ Tây khi chưa có kết luận chính xác của cơ quan chức năng về việc có hay không các chất độc hại trong cá. Trong khi chờ đợi các cơ quan kiểm tra, người Hà Nội vẫn ăn cá. Chờ đến bao giờ mới kiểm tra xong. Lúc đó người chết đã chết rồi, có ngỏm cổ dậy mà đòi đền bù được không?

Trên đây chỉ là những thông tin ngắn gọn tôi tóm tắt trong mỗi địa phương của cả nước. Còn bao nhiêu cá chết và người chết chưa thể tổng kết được. Anh nào chết cứ chết, anh nào ba hoa "sáng vác ô đi, chiều mang túi tiền về" vẫn thản nhiên như không có gì xảy ra. Đó là tình trạng chung của các "cơ quan chức năng" với bộ mặt trơ lỳ khi giải quyết các vấn đề khó khăn của dân. Chỉ có cái phong bì là đi nhanh lắm.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 24.10.2016

25 October 2016

ĐÚNG QUY TRÌNH

ĐÚNG QUY TRÌNH

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Anh em, con cháu, họ hàng nội ngoại của ông quan đầu huyện, đầu tỉnh được bổ nhiệm cấp tập, vội vã, dấm dúi vào những chiếc ghế quan chức trong huyện, trong tỉnh rồi lại được cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước trung ương xác nhận việc bổ nhiệm dấm dúi đó là đúng qui trình!

Nhà nước phong kiến thối nát cũng không đốn mạt đến mức đẻ ra cái qui trình bất lương để những cậu ấm cô chiêu hoàn toàn vắng bóng tài năng, vắng bóng nhân cách, vắng bóng cả trong những lúc khó khăn của dân của nước bỗng sỗ sàng nhảy tót lên những chiếc ghế quyền lực của những hiền tài.

Ở thời xa xưa, ở thang bậc văn minh rất thấp, cá nhân chưa được nhìn nhận, con người công dân chưa có. Sơn hà xã tắc là của vua. Nhà nước của vua. Người dân cũng chỉ là bầy đàn, là thần dân, là tôi tớ của vua. Vua cho ai sống thì được sống, bắt chết thì phải chết, không chết là bất trung. Ở thời mông muội, dã man đó người dân cũng không bị bộ máy nhà nước phong kiến khinh bỉ đến mức coi dân đen như cỏ rác, quan chức ngang nhiên kéo cả nhà, cả họ đạp lên mặt dân, ngồi lên đầu dân.

Ở thời quyền con người chưa được nhìn nhận đó nhà nước phong kiến vẫn coi trị nước an dân là điều quyết định sự suy thịnh, mất còn của nước nên không có thứ quan tắt, không có chuyện cả nhà, cả họ thậm thụt đôn nhau, nâng đỡ nhau ra làm quan. Nhà nước phong kiến ở thời ngưng đọng, tối tăm đó vẫn biết quí trọng hiền tài như báu vật, như nguyên khí quốc gia, vẫn chăm chút, đều đặn tổ chức những cuộc thi nghiêm ngặt, công bằng, từ thấp đến cao, thi hương, thi hội, thi đình, tìm hiền tài trong dân để nhà vua ban mũ, áo, võng, lọng, cờ, biển công bố công khai, rộng rãi người đủ tài đức bổ nhiệm vào bộ máy trị nước an dân. Những hiền tài trong dân được phát hiện, trong dụng đã để lại những tên tuổi rực rỡ trong thời gian, trong sử sách như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Giang Văn Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, Nguyễn Quý Đức . . .

Đến cách mạng tư sản dân quyền, Tự do – Bình đẳng – Bác ái, mở ra thời văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Người dân trở thành công dân tự do và mọi công dân tự do, từ người đứng đầu nhà nước đến người dân thường đều bình đẳng trước pháp luật, đều là người thực sự làm chủ đất nước. Được quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và bằng lá phiếu người dân bầu ra lực lượng chính trị cầm quyền. Đó là nội hàm, là giá trị, là quyền lực của công dân tự do.

Thông đồng cùng nhà đầu tư, quan cai trị nhắm mắt kí duyệt cho nhà đầu tư hối hả đắp đập, trữ nước, xây hết nhà máy thủy điện này đến nhà máy thủy điện khác. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh mang hồn rừng, là cội nguồn của dòng văn hóa rừng đặc sắc, trong mát, cổ xưa, lâu đời chìm nghỉm, mất trắng dưới đáy hồ thủy điện. Làm thủy điện chỉ để kinh doanh, chỉ nhằm lợi nhuận, đầu tư thấp nhất, thời gian xây dựng lẹ nhất, sinh lời sớm nhất. Hậu quả: Chỉ vài trận mưa bình thường, nước dồn về hồ thủy điện đã vượt giới hạn an toàn. Nhà máy thủy điện vội tháo van xả nước bảo đảm an toàn cho nhà máy, bảo đảm an toàn đồng vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư. Nhưng dưới hạ lưu hồ thủy điện, hàng ngàn ngôi nhà dân bị nước xả thủy điện cuốn ra sông ra biển, hàng chục người dân bị lũ xả dìm chết chìm thì nhà đầu tư và quan cai trị đều nói việc xả lũ của nhà máy thủy điện là đúng qui trình.
Người dân không bị gạt ra rìa trong qui trình bổ nhiệm bộ máy công bộc của dân mà người dân là chủ thể của qui trình đó. Qui trình đó là: Hướng tới người dân. Tìm hiền tài trong dân. Tìm công bộc của dân. Và những công bộc đó đều tâm niệm phục vụ dân chứ không phải là quan cai trị hành dân, hống hách với dân, bóp nặn dân. Trong qui trình đó còn có cả cơ chế, cả luật pháp để giữ liêm sỉ cho công bộc và để người dân giám sát bộ máy công bộc, người dân có quyền loại bỏ những công bộc kém cỏi, không xứng đáng.

Đấy là những nhà nước đã qua cách mạng tư sản dân quyền, những nhà nước có cạnh tranh chính trị bằng đa nguyên và những nhà nước theo đuổi lí tưởng xã hội dân chủ. Không qua cách mạng tư sản dân quyền, cướp chính quyền bằng bạo lực cách mạng vô sản, vô đạo lí và vô luật pháp, nhà nước cộng sản Việt Nam độc tài đảng trị đã đi ngược với bước tiến đến văn minh của loài người, kéo xã hội Việt Nam lùi lại sau cả thời phong kiến ngưng đọng, tối tăm.

Điều khác nhau giữa nhà nước của cách mạng tư sản dân quyền và nhà nước của cách mạng vô sản là:

Nhà nước tư sản dân quyền coi người dân là chủ thể, đưa người dân lên vị trí người chủ đất nước, người chủ xã hội, nhà nước chỉ là công bộc phục vụ người dân, chỉ là công cụ bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân.

Còn nhà nước vô sản coi người dân là đối tượng phải chuyên chính, phải cải tạo, phải giáo dục! Câu cửa miệng của những người cộng sản là đảng viên phải giáo dục quần chúng. Trong trường đại học, đảng viên là cô văn thư đánh máy, chưa tốt nghiệp trung học, là bà tạp vụ và quần chúng là ông tiến sĩ, giáo sư giảng dạy ở trường. Và bà tạp vụ đảng viên có trách nhiệm phải giáo dục ông giáo sư! Chuyên chính và cải tạo bằng bạo lực đấu tranh giai cấp sắt máu mất tính người. Người dân chỉ là kho sức người và đất nước chỉ kho tài nguyên để nhà nước vô sản hối hả khai thác làm nghèo đất nước nhưng làm giầu cho những nhà cai trị để những nhà cai trị đó càng gắn chặt với nhà nước độc tài đảng trị, càng kiên trì sống chết với độc tài đảng trị.

Hành xử của nhà nước vô sản với đất nước, với người dân là hành xử của đội quân cai trị, đội quân chiếm đóng, đội quân cướp đoạt không từ một thứ gì. Cướp đoạt chính quyền. Cướp đoạt quyền lực. Cướp đoạt đất đai. Cướp đoạt nguồn sống của dân. Chứ không phải hành xử của một nhà nước.

Ở cấp nhà nước, nhà nước cộng sản chiếm đoạt quyền lực của người dân bằng điều 4 Hiến pháp. Không cần phiếu bầu của dân, sỗ sàng và ngạo ngược, đảng cộng sản tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, dù ngày nay đảng chỉ là tập hợp của những bất tài và tham nhũng.

Ở cấp địa phương, cấp bộ, ngành, những quan chức bất tài và tham nhũng ráo riết vơ vét, bóp năn dân và đưa con cháu họ hàng phủ kín những chiếc ghế cai trị để củng cố quyền lực của dòng họ cai trị. Dân đen chỉ là kẻ bị trị nên chiếc ghế cai trị là của riêng các quan. Nhưng một dòng họ không thể phủ kín những chiếc ghế cai trị mà phải có ít nhất vài dòng họ. Những dòng họ làm quan luôn tranh giành, đấu đá nhau vì những chiếc ghế cai trị đầy quyền uy và bổng lộc. Vì thế mà một sớm tháng tám mùa thu cách mạng năm 2016 này, tiếng súng Yên Bái đã vang lên, dòng máu của ba dòng họ cai trị dân lênh láng công đường Yên Bái. Tất cả đều đúng qui trình!

Thông đồng cùng nhà đầu tư, quan cai trị nhắm mắt kí duyệt cho nhà đầu tư hối hả đắp đập, trữ nước, xây hết nhà máy thủy điện này đến nhà máy thủy điện khác. Hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh mang hồn rừng, là cội nguồn của dòng văn hóa rừng đặc sắc, trong mát, cổ xưa, lâu đời chìm nghỉm, mất trắng dưới đáy hồ thủy điện. Làm thủy điện chỉ để kinh doanh, chỉ nhằm lợi nhuận, đầu tư thấp nhất, thời gian xây dựng lẹ nhất, sinh lời sớm nhất. Hậu quả: Chỉ vài trận mưa bình thường, nước dồn về hồ thủy điện đã vượt giới hạn an toàn. Nhà máy thủy điện vội tháo van xả nước bảo đảm an toàn cho nhà máy, bảo đảm an toàn đồng vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư. Nhưng dưới hạ lưu hồ thủy điện, hàng ngàn ngôi nhà dân bị nước xả thủy điện cuốn ra sông ra biển, hàng chục người dân bị lũ xả dìm chết chìm thì nhà đầu tư và quan cai trị đều nói việc xả lũ của nhà máy thủy điện là đúng qui trình.

Nhà máy thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhà dân bị lũ xả cuốn trôi và người dân bị lũ xả dìm chết cũng đúng qui trình. Đó là cái qui trình coi dân chỉ là kho sức người để quan cai trị sử dụng, bóp nặn và đất nước chỉ là kho tài nguyên để quan cai trị tùy tiện khai thác, vơ vét cho lợi ích nhà quan!

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
24/10/2016

ĐẠI BI KỊCH VIỆT NAM

ĐẠI BI KỊCH VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

"Đất nước mình ngộ quá phải không anh.
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn".
(Trần Thị Lam)

Vâng, ngộ quá. Đúng là một đất nước không chịu phát triển, hoặc đúng hơn là không thể phát triển được vì mắc kẹt vào các nghịch lý, các mâu thuẫn nội tại chưa có cách gì gỡ ra được, đang loay hoay trong đại bi kịch.

1. Chế độ mang danh XHCN mà thực chất không phải XHCN
Chế độ XHCN chỉ mới manh nha ở Liên Xô và Đông Âu một thời gian đã vội tan rã. Theo tưởng tượng của Mác thì XHCN và sau đó CSCN chủ yếu là thể chế kinh tế "làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu", không có bóc lột, không có áp bức. Nền kinh tế đó phải dựa trên công hữu tư liệu sản xuất. Vấn đề lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyên chính vô sản chỉ là biện pháp để thực hiện nền kinh tế đó. Trong chế độ XHCN công nhân và nông dân làm chủ nhà máy, ruộng đồng, mọi người sống tự do, hạnh phúc, giáo dục và y tế miễn phí v.v… Nếu hiểu CNXH là như thế thì ở Việt Nam, ngoài việc chuyên chính do Đảng CS thao túng, không có gì đáng kể là XHCN. Không cần dẫn chứng, không phải chứng minh, cứ nhìn vào cuộc sống thực tế là thấy hết. Phải chăng ở Việt Nam người ta chỉ đưa ra nhãn mác XHCN để tuyên truyền, còn thực chất là chế độ gì chưa biết chứ chắc chắn không phải là CNXH.

2. Nước cộng hòa nhưng hành xử theo phong kiến
Chế độ phong kiến ở Việt Nam có nhiều thời kỳ thịnh trị, có vua sáng tôi hiền, dân được sống ấm no hạnh phúc, nhưng cũng nhiều lúc thối nát, gặp phải vua đểu và hèn, quan tham và ngu. Những lúc như thế dân phải chịu trăm đường khổ nhục. Bản chất của phong kiến là quyền bính tập trung vào vua quan, người dân chỉ là "thảo dân" chẳng có quyền gì, phải lo làm để nuôi bọn thống trị. Tội nặng nhất là khi quân (nói hoặc làm khác ý vua), nghĩa là không được tự do tư tưởng, không có tự do ngôn luận. Vua đứng trên luật pháp, cho sống được sống, bắt chết phải chết, nghĩa là không cần tôn trọng nhân quyền. ĐCS đã làm cách mạng đánh đổ phong kiến, nêu danh là nước Cộng hòa XHCN, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân, không ngờ lại tái lập phong kiến dưới hình thức khác, không có một ông vua rõ ràng mà vua tập thể, vua ở trung ương, vua tại các địa phương. Không phải tái lập được nền phong kiến thịnh trị mà là phong kiến thối nát. Theo mô tả của Milovan Djilas thì CS đã lập nên một "Giai cấp mới "để thống trị xã hội còn tàn bạo, thâm hiểm hơn bọn phong kiến. Đúng như bài thơ của Trung tướng Trần Độ:

Những mong xóa ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Tưởng ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay cái ác cứ luân hồi.

Cái ác mà Trần Độ nói đến là cái ác do bọn thống trị gây ra, bắt dân phải chịu.

3. Là tư bản man rợ nhưng được ngụy trang bằng định hướng XHCN
Chế độ kinh tế tư bản đã bắt đầu bằng những thủ đoạn man rợ, hoang dã như làm giàu trên sự bần cùng hóa công nông, hủy hoại tài nguyên và môi trường. Đó là thời kỳ vào thế kỷ 18, được Mác khảo sát để viết nên Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và Tư bản luận, đồng thời tưởng tượng ra học thuyết CNCS. Tiếp theo chế độ tư bản có các thời kỳ phát triển và đến bây giờ đã có những nước được ví là thiên đường nơi hạ giới, như các nước Bắc Âu. ĐCS Việt Nam một thời gian dài đã rất nhầm lẫn khi đồng nhất tư bản với đế quốc xâm lược và quyết tâm làm tên lính xung kích đào mồ chôn chúng nó. Từ năm 1986 Việt Nam cởi trói nền kinh tế, để cho tư nhân phát triển, gọi là đổi mới, nhưng thực ra chỉ là sửa sai để đi theo con đường kinh tế thị trường của tư bản, mà còn đèo thêm định hướng XHCN. Nhiều người thắc mắc ý nghĩa của khái niệm định hướng XHCN, nó có nội hàm và ngoại diên như thế nào. Theo tôi, ý muốn của người đưa ra định hướng XHCN là phải đặt cả nền kinh tế thị trường ấy nằm gọn dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Thế thì dưới sự lãnh đạo ấy nền kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào. Rõ ràng là nó đang theo sát những thủ đoạn man rợ, hoang dã thời kỳ đầu của kinh tế tư bản, mà còn tệ hại hơn nhiều. Đó là sự cấu kết của bọn người có quyền với bọn tài phiệt trong và ngoài nước nhằm đục khoét, chiếm đoạt tài sản quốc gia, cướp ruộng đất và bóc lột nhân dân, vay nợ nước ngoài để đút túi một phần và để lại cho dân phải trả. Không những cấu kết với bọn tài phiệt mà còn bảo vệ chúng, tôn thờ chúng trong việc phá hoại đất nước(trong nền kinh tế thị trường thực sự hầu như rất hiếm có sự cấu kết này). Thế rồi lãnh đạo chính phủ đi cầu xin hết nước này đến nước khác để họ công nhận cho có nền kinh tế thị trường, nghĩa là đã theo được tư bản. Lúc cầu xin như thế thì cố tình cắt cái đuôi định hướng.

Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước. Công nhận rằng sự phá nát, sự hủy hoại này không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó, nhưng nó là kết quả tất yếu của dấu tranh giai cấp, của vô sản chuyên chính, của công hữu hóa tư liệu sản xuất, của nền độc tài đảng trị. Những kết quả tất yếu này ban đầu những người CS chưa nhận thấy, đến khi nó bộc lộ rõ ràng thì cố tình che giấu hoặc ngụy biện để bao che.
4. Rập khuôn theo phát xít nhưng lại hô hào dân chủ
Sự xâm lược của Phát xít Đức vào Liên xô và sự thắng lợi của Hồng quân trong đại chiến 2 làm nhiều người nhầm, cho rằng CS và phát xít là đối nghịch nhau. Thực ra không phải như vậy. Jeliu Jeliev, một trí thức Bungari, năm 1967 đã viết quyển sách Chế độ phát xít (năm 1990 Jeliu Jeliev được bầu làm Tổng thống của Bun). Đọc xong quyển Chế độ phát xít (Hitler-Đức và Mutxôlini-Ý) mới thấy tổ chức xã hội và sự thống trị của ĐCS Việt Nam gần như sao chép từ chế độ đó. Về nhà nước, đó là việc đặt Đảng bao trùm lên toàn bộ chính quyền và xã hội, tạo ra một chính quyền nữa cao hơn, là việc bầu cử hài hước để tạo ra Quốc hội bù nhìn, là tổ chức công an, mật vụ để do thám tổng thể và đàn áp, là các tòa án bị Đảng thao túng, viện kiểm sát phải phục tùng cảnh sát, là việc dùng thủ đoạn dối trá và bạo lực trong cai trị, là việc bóp nghẹt tự do dân chủ, lập các trại cải huấn v.v… Về nhân dân, đó là cách khống chế mọi tầng lớp xã hội trong các đoàn thể quần chúng, biến nhân dân thành quần thể không tính cách, mọi thứ phải phục tùng đảng, là mâu thuẩn giữa đảng và tầng lớp trí thức chân chính, là sự tan rã của tầng lớp tinh hoa, là sùng bái cá nhân lãnh tụ v.v... Xét về mặt thống trị thì CS và phát xít giống như hai anh em sinh đôi, được bú từ một nguồn sữa. Thế nhưng cứ nghe những lời tuyên truyền thì chế độ CSVN "dân chủ đến thế là cùng", là dân chủ gấp hàng ngàn, hàng vạn lần các nước tư bản. Không biết họ nói thế và có tin vào điều đó không vì không thấy họ ngượng mồm một chút nào cả. Cũng không biết họ định đánh lừa ai. Hay là họ đã quen cho rằng dân chúng chỉ là một lũ người bảo sao nghe vậy. Mà khổ thay, vẫn có người tin và phụ họa lời họ nói.

CSVN và phát xít giống nhau nhiều điểm về thống trị, về đàn áp, nhưng có vài điểm CS không học được phát xít, đó là sự minh bạch và vững mạnh của chính quyền, là sự phát triển kinh tế hùng hậu. Cũng chưa nghe nói đến đảng phát xít phải ra nghị quyết làm trong sạch và chỉnh đốn.

5. Đại bi kịch
Tóm lại xã hội Việt Nam hiện nay là sự trộn lẫn các phần của CNXH, phong kiến, tư bản, phát xít, mà thảm thương thay lại chủ yếu là trộn lẫn những phần xấu xa nhất, tệ hại nhất của từng chế độ để tạo nên một đại bi kịch cho xã hội (về hiện tượng, nhiều người thấy rõ, xin không kể ra dài dòng). Sẽ có người hỏi, nói như vậy có bôi đen quá mức không? Sao không nhìn vào những sân bay, những con đường, những chiếc cầu, những tòa nhà cao tầng được xây dựng ở khắp nới, sao không nhìn vào xuất khẩu tôm cá, lúa gạo, hoa quả, dầu thô, quần áo, giày dép, sao không nhìn vào vị thế ngoại giao với nhiều nước và Liên Hiệp Quốc, sao không biết sự tăng trưởng GDP mỗi năm đều trên 6%, sao không so sánh đời sống của dân chúng bây giờ với trước 1945 và thời kỳ 1980 v.v... Xin thưa, có nhìn thấy chứ. Nếu không có những thứ đó thì Đảng tiêu vong rồi, dân tộc lụn bại lâu rồi chứ đâu còn như bây giờ để thảo luận. Có so sánh chứ. So sánh theo phương dọc, nghĩa là so sánh ta với ta qua thời gian, và so sánh theo phương ngang, là so sánh ta với người khác trong cùng thời gian và hoàn cảnh. Khi so sánh theo phương ngang mới thấy chúng ta thua kém người ta quá chừng.

Trong lúc nội chính còn bị rối như tơ vò thì thảm họa từ Trung cộng lại chụp xuống. Sự bành trướng với ý đồ "Bình thiên hạ" của Đại Hán đã hủy diệt dần dần các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Các dân tộc này đã có thời kỳ huy hoàng trong lịch sử, nhưng rồi vì chung ý thức hệ CS mà bị người Hán nô dịch . Đại Hán không ngừng âm mưu thôn tính và hủy diệt dân tộc Việt. Theo dự đoán của cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thì sau Hội nghị Thành Đô Việt Nam có thể mắc vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 5? Thế mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cam tâm thần phục Đại Hán. Đó cũng là một trong những đại bi kịch.
Có lý thuyết cho rằng kinh tế của xã hội phát triển hơn kém nhau ở năng suất lao động, và năng suất đó của Việt Nam đứng vào hạng thấp của khu vực và thế giới. Người ta kêu gọi tăng năng suất nhưng không biết tăng bằng cách nào. Tuy vậy năng suất lao động cũng chỉ là một chỉ tiêu của kinh tế. Quan trọng hơn là chỉ tiêu hiệu quả . Có thể hiểu sơ lược: Hiệu quả P =[(T – C) / C] 100%. Trong đó T là phần thu được, C là phần chi phí bỏ ra. Trong phần lớn báo cáo của mọi cấp mọi ngành người ta chủ yếu nêu ra T mà ít quan tâm đến C và P. Nếu tính được P cho nền kinh tế Việt Nam trong mấy chục năm qua thì thấy đó là một số âm có giá trị tuyệt đối khá lớn. Hiệu quả âm có nghĩa là kết quả càng lớn, làm càng nhiều thì thua lỗ càng nặng.Thể hiện rõ nhất của việc này là vay nợ nước ngoài càng ngày càng tăng và trước mắt chưa có cách gì trả được. Hàng năm phải vay thêm chỉ để trả phần tiền lãi.

Kinh doanh, khởi nghiệp, các dự án phần lớn không lành mạnh. Đa số doanh nhân làm giàu không phải bằng trí tuệ, sáng tạo mà bằng quan hệ đen tối, bất chính với thế lực có quyền (chia chác, hối lộ). Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, không chịu chấp nhận liên minh ma quỷ với thế lực có quyền thường bị đe dọa, bị phá phách, bị triệt hạ. Vụ bà Ba Sương với Nông trường Sông Hậu, vụ kiện ra Tòa án quốc tế của ông Trịnh Vĩnh Bình, quốc tịch Hà Lan, đòi Chính phủ Việt Nam bồi thường 1 tỷ USD là các dẫn chứng sinh động. Làm kinh tế như vậy chủ yếu là trò trộm cướp, lừa đảo chứ không phải phát triển đúng hướng.

Mà phát triển xã hội đâu phải chỉ có kinh tế. Còn có thứ cần hơn là văn hóa, là đạo đức. Phát triển kinh tế với hiệu quả âm, lại phá nát tài nguyên và môi trường, hủy hoại văn hóa và đạo đức thì cái giá của nó là quá đắt. Trước năm 1986, vì phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế theo định hướng XHCN mà đất nước lâm vào cảnh đói kém, kiệt quệ. Tình trạng đó làm rối trí và mờ mắt nhiều người nên từ năm 1986, để sửa sai người ta lại đổ xô vào phát triển kinh tế bất chấp mọi tai họa về môi trường và đạo đức mà nó mang lại.

Để phát triển xã hội, ngoài kinh tế, văn hóa, đạo đức, còn cần đến tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, một cuộc sống yên bình, một xã hội tin yêu, thân thiện, chứ đâu có phải chỉ kinh tế. Mà về kinh tế, con số tăng trưởng GDP hàng năm cũng rất đáng ngờ. Tăng như thế mà sao năm nào ngân sách cũng thâm hụt, mà nợ nần vẫn chồng chất, hay là phần lớn ngân sách tăng được lọt vào túi cá nhân.

Khi nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm bẩn v.v.., những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục xuống cấp v.v... Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài. Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước. Công nhận rằng sự phá nát, sự hủy hoại này không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó, nhưng nó là kết quả tất yếu của dấu tranh giai cấp, của vô sản chuyên chính, của công hữu hóa tư liệu sản xuất, của nền độc tài đảng trị. Những kết quả tất yếu này ban đầu những người CS chưa nhận thấy, đến khi nó bộc lộ rõ ràng thì cố tình che giấu hoặc ngụy biện để bao che.

Trong lúc nội chính còn bị rối như tơ vò thì thảm họa từ Trung cộng lại chụp xuống. Sự bành trướng với ý đồ "Bình thiên hạ" của Đại Hán đã hủy diệt dần dần các dân tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Các dân tộc này đã có thời kỳ huy hoàng trong lịch sử, nhưng rồi vì chung ý thức hệ CS mà bị người Hán nô dịch . Đại Hán không ngừng âm mưu thôn tính và hủy diệt dân tộc Việt. Theo dự đoán của cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thì sau Hội nghị Thành Đô Việt Nam có thể mắc vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 5? Thế mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cam tâm thần phục Đại Hán. Đó cũng là một trong những đại bi kịch.

Vạch ra như thế để rồi tìm con đường khắc phục. Việc đó như thế nào đã có nhiều người bàn tới. Riêng với tôi, trước đây cũng đã có vài lần bàn đến. Lần này bài viết đã khá dài, xin hẹn vào dịp khác.

N.Đ.C.

18 October 2016

Nhật Ký Biển Đông: Mỹ Phải Thay Đổi Chính Sách Đối Với Phi Luật Tân

Nhật Ký Biển Đông: Mỹ Phải Thay Đổi Chính Sách Đối Với Phi Luật Tân

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Reuters & CNBC ngày 1/10/2016: "Tờ Nhân Dân Nhật Báo- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Hoa cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ phải trả giá cho quyết định đặt hệ thống lá chắn hỏa tiễn (THAAD) tại Nam Hàn. Nếu Hoa Kỳ và Nam Hàn gây nguy hại cho quyền lợi an ninh chiến lược trong vùng, bao gồm cả Trung Quốc thỉ họ sẽ phải trả giá và nhận sự phản công thích đáng."

Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng của Hoa Lục. Hệ thống lá chắn hỏa tiễn (THAAD) nếu được bố trí tại Nam Hàn, nói là để ngăn ngừa cuộc tấn công từ Bắc Hàn nhưng thực chất đe dọa nền an ninh của Hoa Lục và Nga. Nếu Mỹ và Nam Hàn quyết định tiến hành, theo tôi nghĩ, Nga và Trung Quốc sẽ kích thích Bắc Hàn tiến hành cuộc Chiến Tranh Triều Tiên lần thứ hai. Thảm họa không phải cho Mỹ hay cho Bắc Hàn mà cho Nam Hàn. Nếu Bắc Hàn có hy sinh một triệu người thì cũng không ăn thua gì. Nhưng Nam Hàn sẽ là một thảm họa vì "Công chúa đứt tay đã kêu la thảm thiết. Còn ăn mày có đổ ruột cũng không sao". Nam Hàn phải nên suy tính hết sức cẩn thận.

- UPI ngày 5/10/2016: "Thủ Tướng Haider al-Abadi của Iraq cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ là sự hiện diện quân sự của Thổ tại Iraq có thể đưa tới cuộc chiến khu vực - vì sau cuộc chiến Mosul có thể tạo ra một khoảng trống quyền lực tại đây. Ô. Haider al-Abadi nói rằng sự hiện diện của binh sĩ Thổ bên trong Iraq là đe dọa chủ quyền lãnh thổ và nói thêm rằng liên minh quốc tế do Hoa Kỳ chỉ huy cũng lên án hành động này."

- Washington Post ngày 6/10/2016: "Thủ tướng Hung Gia Lợi nói rằng động cơ giúp các quốc gia Trung Âu phát triển là phải thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc để mở rộng mối liên hệ kinh tế. Thủ Tướng Viktor Orban nhắc lại sự khinh thường của ông đối với việc xuất cảng dân chủ của Tây Phương và rằng chúng ta phải thông cảm lẫn nhau và không có nhu cầu buộc họ phải thay đổi. Ông cũng nói thêm rằng Hung Gia Lợi tôn trọng hệ thống chính trị của Hoa Lục và không chấp nhận bất cứ giới hạn nào trong các quan hệ."

- UPI ngày 9/10/2016: "Nga đã di chuyển hỏa tiễn Iskander mang đầu đạn nguyên tử tới Kaliningrad - một vùng lãnh thổ hải ngoại nằm trên bờ Biển Baltic sát biên giới với Ba Lan và Lithuania. Đại diện của NATO đã nói với Hãng Thông Tấn Đức rằng NATO coi đây như hành động gây hấn với các quốc gia hội viên của họ." Tình hình thế giới nguy hiểm quá!

- Reuters ngày 11/10/2016: "Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký thỏa thuận xây dựng một đường dẫn khí đốt lớn dưới biển và cam kết tiến tới một lập trường chung về cuộc chiến tại Syria, thúc đẩy bình thường hóa ngoại giao gần một năm sau khi Thổ bắn rơi một máy bay của Nga."

- CNBC ngày 12/10/2016: "Tổng Thống Nga Putin chỉ trích cuộc đấu khẩu kịch liệt về sự lãnh đạo của ông trong cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ và phản công những cáo buộc là Nga đã đứng đằng sau việc đánh cắp những dữ kiện của cuộc tranh cử. Trả lời câu hỏi của đài truyền hình CNBC tại hội thảo đầu tư VTB Banks, Ô. Putin nói rằng những vụ tai tiếng (do Wikileak tung ra) liên quan đến những tài liệu tranh cử không nằm trong lợi ích của Nga, đồng thời nói thêm những ứng viên tranh cử đã khai thác những mối liên hệ với Nga để mong thắng cử."

- Reuters ngày 13/10/2016: "Ba Tư gửi hai chiến hạm tới Vịnh Aden vào ngày hôm nay, thiết lập sự hiện diện quân sự của mình ngoài khơi Yemen nơi Mỹ vừa phóng hỏa tiễn hành trình để tấn công lực lượng Houthi được Ba Tư hỗ trợ." Cũng tin Reuters ngày hôm nay, Nga đã hoàn tất việc giao hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 cho Ba Tư.

- CNS News ngày 13/10/2016: "Ai Cập sẽ tổ chức tập trận chung với Nga tại ven bờ Địa Trung Hải-một dấu hiệu rạn nứt xa hơn giữa Tổng Thống el-Sisi và các lãnh đạo Hồi Giáo thuộc hệ phái Sunni đã liên kết với nhau để chống lại Nga vì Nga ủng hộ chế độ của Ô. Assad."

Không có gì ngạc nhiên về phản ứng của Nga tại Syria. Việc triển khai này có thể để ngăn ngửa một cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào lực lượng của Ô. Assad bằng cách cho khai hỏa các hỏa tiễn hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ hay từ các khu trục hạm tại Địa Trung Hải. Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, hệ thống phòng thủ và các đài chỉ huy của Saddam Hussein đã tan như xác pháo chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ vì không có hệ thống đảnh chặn các hỏa tiễn Tomahaw của Mỹ.
Hiện nay Ai Cập vẫn "đi" với Mỹ nhưng lại "đi" với Nga theo chính sách ngoại giao đa phương của các nước nhỏ muốn cân bằng ảnh hưởng giữa các siêu cường.

- Huffington Post ngày 13/10/2016: "Một nhân vật quốc gia cực đoan của Nga, Ô. Vladimir Zhirinovsky cảnh báo rằng người Mỹ hãy bầu cho Ô. Donald Trump để tránh cuộc chiến tranh nguyên tử. Nếu Bà Clinton đắc cử, Nga và Mỹ sẽ bị lôi kéo vào Đệ III Thế Chiến." Hiện nay một số đài truyền hình của Nga đã đặt câu hỏi với khán giả là họ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh nguyên tử chưa? Và nếu điều đó xảy ra, mọi người cần biết chỗ nào là hầm tránh bom giữa lúc căng thẳng Nga-Mỹ gia tăng vì cuộc chiến Syria. Mỹ muốn cứu vãn sự tồn tại của Aleppo- thủ đô trong thực tế của phiến quân bằng biện pháp quân sự. Còn Nga và Syria muốn dứt điểm Aleppo để chỉ còn phải đối đầu với ISIS. Cũng có tin Nga đã yêu cầu các viên chức có con cái du học ở ngoại quốc phải quay trở về quê hương – một biện pháp có thể để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh sắp tới với Mỹ và NATO. Nếu Mỹ oanh kích các phi trường và căn cứ quân sự của Syria, chắc chắn Nga không ngồi yên để nhìn đồng minh của mình chết. Biện pháp duy nhất của Nga là tấn công các chiến hạm hay các căn cứ quân sự của Mỹ... và như thế Đệ III Thế Chiến bùng nổ.

Tạp Chí Ngoại Giao (Foreign Policy Magazine) ngày 14/10/2016 đi bài viết có tựa đề "Chính Sách Của Hoa Kỳ Đối Với Nga Đã Thất Bại" (Americas Russia Policy Has Failed) trong đó nói rằng, "Vị tổng thống sắp tới cần chấp nhận quan niệm rằng Mạc Tư Khoa không thể bị đánh bại hay kiềm chế trong bối cảnh đa cực, toàn cầu hóa của trật tự thế giới đang xuất hiện. Hoa Kỳ cần phải can dự bằng cách cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh môt cách bao quát."

Tình hình Syria:
- Business Insider ngày 4/10/2016: "Vào ngày 3/10/2016 là ngày Nga và Mỹ đình chỉ các cuộc đối thoại về Syria, Nga đã triển khai hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn SA-23 Gladiator tại Syria. Hệ thống hỏa tiễn này có thể khai hỏa hai hỏa tiễn một lúc- một để đánh chặn hỏa tiễn hành trình Tomahaw- một để đánh chặn các hỏa tiễn đạn đạo tầm trung."

Không có gì ngạc nhiên về phản ứng của Nga tại Syria. Việc triển khai này có thể để ngăn ngửa một cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào lực lượng của Ô. Assad bằng cách cho khai hỏa các hỏa tiễn hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ hay từ các khu trục hạm tại Địa Trung Hải. Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, hệ thống phòng thủ và các đài chỉ huy của Saddam Hussein đã tan như xác pháo chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ vì không có hệ thống đảnh chặn các hỏa tiễn Tomahaw của Mỹ.

- Reuters ngày 5/10/2016: "Quân đội Syria nói rằng bất cứ ai còn ở lại phía đông của Aleppo có cơ hội để họ di tản, nếu không sẽ phải gánh chịu số phận đã an bài. Thông báo được đưa ra vào ngày 5/10/2016 sau khi quân chính phủ đã cắt đứt đường tiếp tế vào phía đông của thành phố và quân đội cũng biết chính xác về vị trí và kho vũ khí, đồng thời thúc giục các phiến quân hạ vũ khí và dời bỏ vị trí. Trong khi đó Bộ Quốc Phòng Nga nói rằng Hoa Kỳ nên suy nghĩ cẩn thận về hậu quả nếu họ oanh kích vào vị trí của quân chính phủ bởi vì có binh sĩ của Nga đóng tại đây."

- AFP ngày 7/10/2016: "Lực lượng của chính phủ Syria đã tiến vào bên trong Aleppo - khu vực trung tâm của thành phố - tạo chiến thắng lớn chỉ vài giờ sau khi loan báo sẽ giảm bớt các cuộc oanh kích."

- Mashable ngày 7/10/2016: "Vladimir Putin đã xuất hiện ở Nữu Ước, hay ít ra hình của ông ta đã ở đó. Một biểu ngữ khổng lồ vẽ hình tổng thống Nga đang đứng trước lá cờ Nga và Syria được treo trên cầu Manhattan mang một dòng chữ duy nhất: Kẻ đem lại hòa bình."

- Ruters ngày 9/10/2016: "Ngoại Trưởng Nga Lavrov nói rằng Nga đã có đầy đủ phương tiện để bảo vệ tất cả những gì thuộc Nga ở Syria nếu Mỹ quyết định ném bom trải thảm các phi trường quân sự của chính phủ Syria. Ô. Lavrov còn nói thêm, những hành động hung hăng của Mỹ mới đây đã đe dọa nền an ninh của Nga." Liệu Mỹ có liều lĩnh mở một cuộc chiến với Nga để lật đổ Ô. Assad hầu xây dựng dân chủ cho Syria theo kiểu Iraq, Libya, A Phú Hãn, trong lúc đang phải đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông? Theo CNS News.com ngày 9/10/2016, một cố vấn cao cấp của lãnh đạo tối cao Ba Tư cảnh cáo rằng bất cứ một cuộc tấn công nào của Hoa Kỳ vào lực lượng của chính phủ Syria sẽ là tự sát.

Tình hình Biển Đông:
- VnPlus ngày 2/10/2016: "Nhân cuộc họp không chính thức giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter và bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN tại Hạ Uy Di, Ô. Carter khẳng định chiến lược "Tái Cân Bằng Lực Lượng" của Hoa Kỳ sẽ được tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ của tân tổng thống. Những cam kết của Hoa Kỳ đối với Châu Á-Thái Bình Dương vẫn được triển khai. Còn Tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam cho rằng quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ và các người hợp tác ngoài khu vực có vai trò quan trọng đối với hòa bình, an ninh và phát triển. Do đó, tăng cường đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ, nhất là đối thoại không chính thức để tham vấn, tăng cường hiểu biết về chính sách cũng như các ưu tiên của nhau là rất quan trọng. "

- Nếu Việt Nam cho phép Nga đặt căn cứ quân tại Cam Ranh tức Việt Nam phá vỡ quan hệ Hợp Tác Toàn Diện với Mỹ từ đó có thể trở thành "kẻ thù" của Mỹ. Chắc chắn Việt Nam không muốn điều này xảy ra.

- Nếu Việt Nam cho phép Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, lập tức an ninh của Trung Quốc bị đe dọa. Lúc đó Việt Nam trở thành "tiền đồn" của Mỹ cho nên sẽ không sống yên với Trung Quốc. Chắc chắn Việt Nam cũng không muốn điều này xảy ra.
Khác hẳn với Phi Luật Tân lăm le "đuổi Mỹ", Việt Nam luôn luôn khẳng định vai trò giữ gìn an ninh và ổn định tại Biển Đông của Hoa Kỳ và đề cao sự hợp tác Hoa Kỳ-ASEAN. Đây là lý do tại sao ba tổng thống Mỹ ghé thăm Việt Nam và liên tục các chiến hạm Hoa Kỳ ghé Cam Ranh.

Reuters ngày 2/10/2016: "Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte đã thành khẩn xin lỗi cộng đồng người Do Thái và nói rằng việc ông nhắc tới Cuộc Thảm Sát Do Thái (Holocaust) trong lúc thảo luận về cuộc chiến chống ma túy nhằm tấn công lại những người đã ví ông với Hitler."

- VOV ngày 6/10/2016: "Tổng Thống Ba Tư Rouhani đã thực hiện chuyến công du Việ Nam. Trong cuộc hội đàm với Ô. Trần Đại Quang, hai bên khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 2 tỷ Mỹ Kim trong thời gian tới, đồng thời nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp/các nhà kinh doanh hai nước hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh, như năng lượng, thông tin và truyền thông, nông nghiệp-thủy sản, khoa học-công nghệ, ngân hàng; mở rộng hợp tác văn hóa-giáo dục, du lịch. Tổng Thống Hassan Rouhani nhấn mạnh, Việt Nam có thể là cửa ngõ để Ba Tư tiến vào hợp tác với các nước ở khu vực ASEAN và Iran sẽ là cửa ngõ để Việt Nam tiến tới hợp tác với khu vực Trung Đông."

Sau thỏa thuận hạt nhân và được Mỹ tháo bỏ lệnh cấm vận, không như các quốc gia Trung Đông co cụm trong thế giới Hồi Giáo, Ba Tư "bung" ra ngoài qua những chiến dịch ngoại giao vươn tận tới Nam Mỹ và ngày nay tới Việt Nam. Chỉ trong năm, mười năm nữa thôi, Ba Tư sẽ nổi bật lên như một cường quốc mới.

- Reuters (Hà Nội) ngày 13/10/2016: "Vào ngày hôm nay, Việt Nam khẳng định sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự trên đất nước mình sau khi có tin thứ trưởng quốc phòng Nga nói rằng Nga đang xem xét việc mở lại các căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba."

Như tôi đã nói từ lâu, trong tình thế hiện tại, Việt Nam có đầy đủ khả năng phòng thủ biển đảo nhưng lại không đủ khả năng ngăn chặn Hoa Lục thiết lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không hoặc phong tỏa hải lộ chiến lược thông quá Biển Đông cho nên rất cần và phải cần sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông.

- Nếu Việt Nam cho phép Nga đặt căn cứ quân tại Cam Ranh tức Việt Nam phá vỡ quan hệ Hợp Tác Toàn Diện với Mỹ từ đó có thể trở thành "kẻ thù" của Mỹ. Chắc chắn Việt Nam không muốn điều này xảy ra.

- Nếu Việt Nam cho phép Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, lập tức an ninh của Trung Quốc bị đe dọa. Lúc đó Việt Nam trở thành "tiền đồn" của Mỹ cho nên sẽ không sống yên với Trung Quốc. Chắc chắn Việt Nam cũng không muốn điều này xảy ra.

Do đó, chiến lược tối hảo, ít ra trong giai đoạn này là:

- Tăng cường sức mạnh hải quân, không quân và hệ thống phòng thủ bờ biển.

- Một phần của Cam Ranh sẽ trở thành "Quân Cảng Quốc Tế" để các tàu chiến Mỹ, Nhật, Nga, Úc Châu, Âu Châu, Ấn Độ, Ba Tư…có thể ghé thăm…mà không một ai buồn lòng cả.

- Hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Biển Đông cho mục đích hòa bình, ổn định cho khu vực đồng thời bảo vệ hải lộ chiến lược cho cả thế giới.

Nhưng, trên đời này bao giờ cũng phải có chữ "nhưng". Nếu Hoa Lục lấn tới ở Biển Đông hoặc thiết lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không, Việt Nam có thể cho phép tàu chiến Mỹ đóng tại các hòn đảo như Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Trường Sa Lớn v.v… theo như sách lược "Ba Không Một Có" đang được bàn tính ở Việt Nam. Trước nguy cơ lớn thì phải quyền biến. Cứng nhắc có khi chết.

- Reuters ngày 13/10/2016: "Chủ Tịch Tập Cận Bình đã tới Căm Bốt trong chuyến công du hai ngày, ca ngợi mối liên hệ mật thiết giữa hai bên qua việc Căm Bốt đứng về phe với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Hai bên đã ký 31 thỏa thuận về kinh tế bao gồm khoản cho vay khoảng 237 triệu Mỹ Kim sau cuộc hội kiến với Thủ Tướng Hunsen. Ông Tập Cận Bình cũng cam kết thúc đẩy việc xây hệ thống xe lửa tốc hành và phi trường Siem Reap cho Căm Bốt cũng như cung cấp thêm 500 học bổng."

Năm 2012 Ô. Obama cũng đã ghé Căm Bốt nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN. Trước đó Bà Clinton (lúc đó là ngoại trưởng) cũng đã lên tiếng cảnh báo Căm Bốt chớ ngả về tay Trung Quốc nhưng cuối cùng Mỹ không có sách lược cụ thể nào để ngăn cản xu hướng thân Tàu của Kampuchia và Thái Lan, ngoại trừ đe dọa trừng phạt về nhân quyền. Chính sách "cây gậy và củ cà-rốt" của Mỹ cuối cùng chỉ còn cây gậy.

Nếu Phi Luật Tân "ngả" vào tay Trung Quốc, sẽ là một thảm họa cho Hoa Kỳ và sau đó cho Nhật Bản và Việt Nam. Nếu Hoa Lục có thêm vây cánh ở Phi Luật Tân thì chuyện khống chế hải lộ chiến lược thông quá Biển Đông nằm trong tầm tay. Lúc đó Mỹ hoặc thúc thủ hoặc phải mở cuộc chiến tranh tổng lực để giành lại quyền bá chủ Biển Đông. Nhưng liệu Mỹ có dám mở một cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc, trong khi đã dính líu vào năm cuộc chiến ở năm quốc gia Hồi Giáo (Iraq, A Phú Hãn, Syria, Libya và Yemen) và đang căng thẳng với Nga qua các vấn đề Syria và Ukraina. Còn Bắc Hàn lúc nào cũng đe dọa cho Mỹ thưởng thức món "bom nguyên tử".
Nhận Định:
Theo Reuters ngày 1/10/2016, "Ô. Duterte dự trù viếng thăm Bắc Kinh, hội đàm với Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường từ 19-21/10/2016. Theo nguồn tin từ các giới chức ngoại giao và thương mại tại Manila, khoảng vài chục thương gia sẽ tháp tùng Ô. Duterte để xúc tiến những thỏa thiệp đang được thương thảo để cải thiện mối bang giao giữa hai nước. Chuyến công du của Ô. Duterte có thể làm thay đổi quan hệ đồng minh Mỹ-Phi ở Đông Á sau khi ông đưa ra những lời bình luận gây khó chịu cho Hoa Kỳ và hành động tích cực ve vãn đối thủ chính của Hoa Thịnh Đốn. Zhao Jianhua- Đại Sứ Trung Quốc tại Phi Luật Tân trong một cuộc tiếp tân tại tòa đại sứ nói rằng, kể từ khi Tổng Thống Duterte nhậm chức, Trung Quốc và Phi Luật Tân đã có những sự qua lại thân thiện và nó đưa tới những kết quả tích cực ngày hôm nay và rằng những đám mây đã tan đi, mặt trời đã hé rạng ở chân trời và sẽ rực sáng trong một chương mới của mối liên hệ song phương."

Nghe những lời nói đầy "hoa mỹ"của ông đại sứ Tàu này, chắc ông đại sứ Mỹ tại Manila sẽ "điên lên". Không thể tưởng tượng được Phi Luật Tân - một cựu thuộc địa của Hoa Kỳ từ 1898 và là "đệ tử" của Mỹ từ 1946, nay lại có thể ngả theo Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ trên vũ đài chính trị thế giới. Nguyên do tại đâu và lỗi tại ai?

A) Có thể Ô. Duterte tính toán điên rồ và theo đuổi một chiến lược ngoại giao đầy phiêu lưu.

B) Có thể do chính lỗi của Hoa Kỳ. Hiện nay báo chí Mỹ chỉ lên tiếng bình phẩm, chê bai cách ăn nói lỗ mãng của Ô. Duterte nhưng lại không "chẩn bệnh" chính người Mỹ.

1) Kể từ khi Ô. Obama tuyên bố sách lược "Xoay Trục", nhiều nhà bình luận trên thế giới đã nói rằng Hoa Kỳ đã gửi đi một tín hiệu "mù mờ" (mixed signal) rồi sau đó thấy hai chữ "Xoay Trục" mạnh quá lại đổi thành "Tái Cân Bằng Lực Lượng" (Rebalance Power). Sở dĩ thái độ của Hoa Kỳ "mù mờ" là vì Hoa Kỳ vừa hợp tác chiến lược với Hoa Lục lại vừa muốn kiềm chế Hoa Lục. Hai mục tiêu này trái chống, mâu thuẫn với nhau.

2) Mỗi khi Hoa Lục lấn tới như bồi đắp các bãi đá ngầm thành đảo và biến nó thành căn cứ quân sự, Hoa Kỳ phản ứng bằng cách đem tàu chiến vào nhưng lại nói rằng hai bên trao đổi tin tức và tránh đụng độ. Rồi Hoa-Mỹ thường xuyên tập trận chung về hải quân, các tàu chiến thăm viếng lẫn nhau. Vào ngày 20/7/2015, theo AP, vị tân Tư Lệnh Thái Bình Dương Scott Swift đã tiến hành bảy giờ bay thám thính trên phi cơ do thám P-8 Poseidon mới nhất của Hoa Kỳ, gây phản ứng tức giận từ phía Hoa Lục. Cho nên sau đó Đô Đốc Swift lại nói rằng ông chỉ tham dự chuyến bay thám thính thường lệ mà thôi. Rồi vào ngày 21/7/2015, ông lại tuyên bố tại Đông Kinh (Tokyo) – mà theo AP có vẻ như muốn làm lành với Trung Quốc, "Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng hơn là những gì chúng tôi làm trong việc cạnh tranh." (We have much more in common than we do in competition). Một vị tư lệnh, đích thân bay thám thính trên một vùng đang tranh chấp và là điểm nóng của thế giới tức đi "thị sát mặt trận" để về có kế hoạch hành quân tiêu diệt địch. Nhưng khi về nhà lại nói "vuốt đuôi", yếu xìu, chứng tỏ thế lúng túng của Mỹ khi đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.

3) Về Bãi Cạn Scarborough: Vào năm 2014, Phi Luật Tân và Hoa Lục tranh chấp chủ quyền tại đây. Mỹ đứng ra làm trung gian để hai bên cùng rút đi. Phi Luật Tân tuân thủ và ra lệnh rút hết tàu thuyền của mình, nhưng tàu Trung Quốc vẫn ở lại và như thế Bãi Cạn Scarborough lọt vào tay Trung Quốc mà Mỹ cũng không có bất kỳ hành động nào, ít ra lên án Trung Quốc bội hứa. Sự kiện này cũng giống như năm 1974 Hoa Kỳ đã làm ngơ để Hoa Lục chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH như "món quà" tặng để củng cố chiến lược bình thường hóa ngoại giao với Đặng Tiểu Bình của cặp bài trùng Nixon-Kissinger để đối đầu với Nga. Theo ABC News ngày 11/10/2016, Ô. Duterte nói rằng ông không hủy bỏ hiệp ước an ninh hỗ tương với Mỹ nhưng đặt câu hỏi về tầm mức quan trọng của nó và những cuộc tập trận chung chỉ có lợi cho Hoa Kỳ. Ông Duterte nói đúng. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Phi không bảo đảm chủ quyền biển đảo cho Phi. Nếu Hoa Lục cứ từ từ gặm nhấm hết biển đảo của Phi Luật Tân thì Hoa Kỳ vẫn cứ làm ngơ, ngoại trừ Hoa Lục mở một cuộc tấn công quy mô xâm lấn Phi Luật Tân. Do đó hiệp ước an ninh Mỹ-Phi chỉ dùng để làm cảnh. Điều này đã được chính Ô. Obama nói ra khi ông thăm viếng Phi Luật Tân vào ngày 28/4/2014 và các chiến lược gia Hoa Kỳ cũng công khai nói rằng Hoa Kỳ sẽ không mở cuộc chiến với Hoa Lục chỉ vì một vài bãi đá ngầm ở Biển Đông. Vậy thì Phi Luật Tân cũng như Việt Nam phải tự bảo vệ những hòn đảo của mình, đừng mong chờ Mỹ can thiệp.

4) Ngay sau khi Toà Trọng Tài Thường Trực Hague phán quyết tuyên bố chủ quyền về Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc bất hợp pháp, bề ngoài Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng bên trong lại âm thầm vận động các quốc gia Đông Nam Á không làm mạnh kẻo "mất mặt" Trung Quốc. Mình là "đại ca" đứng đầu sóng ngọn gió cứ "xìu xìu ển ển" mà lại kêu gọi đàn em (ASEAN) đoàn kết lại để diệt thù…thì sớm muộn đàn em cũng sẽ bỏ đi. Chúng ta thấy Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry rồi Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice bay qua Tàu họp liên miên. Chính Mỹ không muốn đụng độ với Tàu làm sao có thể xúi các nước nhỏ đụng độ với Tàu? Anh khôn tôi cũng khôn chứ?

5) Là thuộc địa của Mỹ từ 1898 và độc lập vào năm 1946 từ đó trở thành "đồng minh" nhưng thực tế là đàn em thân tín của Mỹ. Cho tới năm 1975, ít ra là 118 năm, Mỹ không hề xây dựng một nền kỹ nghệ cơ khí độc lập cho Phi Luật Tân mà chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên, cho nên Phi Luật Tân ngày nay vẫn là quốc gia thuộc loại kém nhất Đông Nam Á, thậm chí phải nhập cảng cả triệu tấn gạo từ Việt Nam.

6) Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) do Mỹ chủ xướng bao gồm 12 quốc gia: Úc, Brunei, Gia Nã Đại, Chí Lợi, Nhật Bản, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Peru, Tân Gia Ba, Mỹ và Việt Nam, nhưng không có Nam Dương, Thái Lan và Phi Luật Tân. Không hiểu tại sao Mỹ loại người đàn em thân tín của mình ra khỏi một thỏa hiệp mậu dịch to lớn như thế? Có thể vì thế mà người dân Phi Luật Tân bất bình và Ô. Duterte là người nói lên tiếng nói của họ chăng? Hiện nay, dù bị Hoa Kỳ, Âu Châu và Liên Hiệp Quốc cảnh báo về việc giết người bừa bãi trong chiến dịch tiêu diệt ma túy, 92% dân chúng vẫn ủng hộ Ô. Duterte.

7) Theo International Business Times vào ngày 2/10/2016, "Ô. Duterte đã than phiền với Nga và Trung Quốc là Hoa Kỳ đã coi thường ông và một viên chức Trung Quốc đã hồi đáp lại rằng Phi chẳng lợi ích gì khi đi theo Mỹ. Khi gặp nhau bên lề Thượng Đỉnh ASEAN mới đây tại Lào, Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev đã đồng ý về điều này khi Ô. Duterte đưa ra việc ông chống đối bộ tham mưu của Tổng Thống Obama."

Một khi Phi Luật Tân "ngả vào tay" Trung Quốc, Ngân Hàng ĐầuTư và Hạ Tầng Cơ Sở (AIIB) do Trung Quốc quản trị sẽ "rót" vài tỉ đô-la vào đây thì như câu châm ngôn của Hoa Kỳ "Ai chi tiền, người đó là ông chủ " thì cục diện Á Châu thay đổi hoàn toàn.

Theo tôi, Hoa Kỳ nên kiên nhẫn với Ô. Duterte cũng như đã từng kiên nhẫn với Ô. Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ. Ô. Obama nên gửi Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice hay Phó Tổng Thống Joe Biden tới Phi Luật Tân để "vuốt ve" Ô. Duterte một tí. Ngày xưa khi thế nước yếu, các hoàng đế Trung Hoa cũng phải nhún nhường, chẳng hạn Hán Nguyên Đế đã phải gả nàng Chiêu Quân cho vua Hung Nô để giữ yên đất nước.

Hiện nay tình thế vô cùng bất lợi cho Mỹ. Thái Lan, Căm Bốt đã ngả vào tay Hoa Lục, nay tới phiên Phi Luật Tân. Ngày 6/10/2016, Al Azeera đi bài báo với tựa đề, "Phải chăng Hoa Kỳ đang để mất hết đồng minh truyền thống Á Châu vào tay Hoa Lục?"

Mỹ phải gấp rút thay đổi toàn bộ chính sách với Phi Luật Tân, từ kinh tế, tài chính, ngoại giao, quân sự và phải bổ nhiệm một ông đại sứ thật khéo léo trong tình thế vô cùng bấp bênh của mối quan hệ Mỹ-Phi. Và cũng xin nhớ cho "nhân quyền" là con dao hai lưỡi, được lý tưởng nhưng sẽ mất hết đồng minh. Vào ngày 6/10/2016, theo Reuters, ngoại trưởng của Phi Luật Tân đã đưa ra lời tuyên bố thật nảy lửa, "Tổng thống của Phi Luật Tân của chúng tôi muốn giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích lệ thuộc vào Hoa Kỳ là nước không bảo đảm giúp đỡ khi chủ quyền của Phi bị đe dọa. Ngoại Trưởng Perfecto Yasay đã bộc lộ sự ủng hộ mạnh mẽ lập trường cứng rắn của Tổng Thống Duterte chống lại Hoa Kỳ và nói thêm chúng tôi buộc phải tái chấn chỉnh lại chính sách ngoại giao để không phải tuân theo mệnh lệnh và quyền lợi của Hoa Kỳ." Còn Tổng Thống Duterte nói rằng, "Nếu Hoa Kỳ và Âu Châu cảm thấy không hài lòng với chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy của ông, họ có thể ngưng sự trợ giúp cho Phi Luật Tân." Rồi vào ngày 7/10/2016, bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân loan báo ngưng các chuyến tuần tra chung với Hoa Kỳ tại Biển Đông và trong tương lai sẽ trục xuất 100 lính biệt kích Mỹ đang đóng ở nam Phi Luật Tân để giúp lực lượng địa phương theo dõi nhóm phiến quân Hồi Giáo Abu Sayyaf, chấm dứt 65 liên minh quân sự với Mỹ. Thế mới hay muôn sự trên cõi đời này đều vô thường, không có gì vĩnh cửu cả. Khi "người yêu bỏ ta đi" thì có thể người yêu phản bội nhưng cũng có thể ta đối xử quá tệ bạc với người yêu chăng?

Nếu Phi Luật Tân "ngả" vào tay Trung Quốc, sẽ là một thảm họa cho Hoa Kỳ và sau đó cho Nhật Bản và Việt Nam. Nếu Hoa Lục có thêm vây cánh ở Phi Luật Tân thì chuyện khống chế hải lộ chiến lược thông quá Biển Đông nằm trong tầm tay. Lúc đó Mỹ hoặc thúc thủ hoặc phải mở cuộc chiến tranh tổng lực để giành lại quyền bá chủ Biển Đông. Nhưng liệu Mỹ có dám mở một cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc, trong khi đã dính líu vào năm cuộc chiến ở năm quốc gia Hồi Giáo (Iraq, A Phú Hãn, Syria, Libya và Yemen) và đang căng thẳng với Nga qua các vấn đề Syria và Ukraina. Còn Bắc Hàn lúc nào cũng đe dọa cho Mỹ thưởng thức món "bom nguyên tử".

Chúng ta chờ chuyến đi Bắc Kinh của Ô. Duterte xem hai bên thỏa hiệp và cam kết những gì. Đây là bài học cay đắng - không phải riêng cho Ô. Obama - mà toàn bộ các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ- phải xét lại cách đối xử với các nước nhỏ trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và Nga đang dần dần hồi phục sức mạnh của thời kỳ Sô-Viết.

Đào Văn Bình
(California ngày 14/10/2016)

12 October 2016

Sài Gòn có kiểu mưa mới: mưa cực đoan

Sài Gòn có kiểu mưa mới: mưa cực đoan

Thật nực cười mỗi khi các ông quan gặp "sự cố" hay việc quá tầm tay, vượt quá sự hiểu biết của mình trở nên khó ăn khó nói, khó giải thích với người dân bèn nghĩ ra một kiểu chơi chữ mới. Cơn mưa quá lớn ngày 26/9 vượt xa thiết kế hệ thống thoát nước của TP Sài Gòn. Theo Trung Tâm Chống Ngập nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt như trên là do trận mưa chiều ngày 26/9 là trận "mưa cực đoan."
Đây là cảnh "Mưa buồn chung cư" tôi đã chụp ngay hôm đó gửi cho bạn bè.
Lần đầu tôi mới được nghe cái kiểu mưa ấy. Ngồi nghĩ mãi không ra mưa cực đoan là thế nào. Chữ nghĩa VN đâu có thiếu. Nào mưa rào, mưa xuân, mưa thu, mưa phùn, mưa bụi, mưa ngâu, mưa đền cây, mưa lâm râm, mưa rỉ rắc, mưa tí tách… không biết rồi đây cứ mỗi mùa mưa Sài Gòn sẽ còn có bao nhiêu kiểu mưa nữa. Có thể là mưa lang thang, mưa đột xuất, mưa đầu đường, mưa xó chợ cho đến khi làm sập mấy cái chung cư như chung cư tôi đang ở sẽ có thứ mưa đổ chung cư.

Bữa đó vào buổi chiều, tôi đang nằm dài coi phim trên TV. Bỗng thấy lạnh và nghe gió rít mạnh tôi mới bật dậy nhìn qua cửa sổ. Mưa gió làm tôi nổi hứng lấy cái Iphone chụp hình cái chung cư của tôi gửi cho bạn bè, tôi gọi là "tác phẩm mưa buồn chung cư."

Ôi, cái đầu óc của tôi vẫn chỉ là anh ngồi gõ bàn phím tưởng chuyện gì cũng nên thơ. Tôi ở lầu 1 nên cứ thản nhiên nhìn mưa tơi tả chẳng ảnh hưởng gì tới tôi và nhà hàng xóm.

Nhưng chỉ một lát sau xem báo qua internet mới thấy cảnh hãi hùng của những người dân đang lặn lội ngoài đường cách nhà tôi không quá 100 thước.

Chuyện càng trở nên gay cấn thêm khi tất cả các phương tiện thông tin ở VN đều đưa tin chi tiết và hàng ngàn hình ảnh về nỗi khốn khổ của người dân Sài Gòn và Hà Nội trong cơn mưa này. Điều đáng nói là người ta đi tìm nguyên nhân tại sao năm nào cũng lụt từ năm ấy qua năm khác, chính quyền ở đâu? Con số mấy chục ngàn tỉ của các dự án chống ngập đi đâu rồi mà sao ngập vẫn hoàn ngập?
Mưa mù trời tại Sài Gòn.
Vậy 20,000 tỷ ($880 triệu) đã giải ngân chống ngập đi đâu? Chả nhẽ nó cũng bị cuốn trôi theo dòng nước hay vào túi các quan?

Đi tìm nguyên nhân mới biết các quan ngày nay thua các cụ thời xa xưa
Từ trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - nêu một thực tế "ngược đời": Phố cũ, phố cổ không ngập; trong khi hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày...

Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, chúng ta nên rút ra 3 bài học:
Một là: Phố cổ không ngập, chứng minh cha ông mình tuyệt vời. Hai là: Phố cũ không ngập chứng tỏ người Pháp cũng đáng học tập. Ba là: Hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày, khi các cơ quan chuyên môn của chúng ta hiện nay đông hơn, bằng cấp cao hơn so với cha ông, là một thực tế đáng suy ngẫm."

Đó mới chỉ là ba điều ông Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam tìm ra. Cái "thực tế đáng suy ngẫm" chỉ là cách nói "né đòn" của ông này thôi. Ông không dám nói thẳng ra là các quan nhà ta ngày nay dốt, bằng cấp đi mua, làm quan do bè cánh họ hàng kéo nhau vào làm đủ thứ dù mù tịt về chuyên môn. Cụ thể như thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban - ngành tại tỉnh Hà Giang.

Bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang. Ba em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông. Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng đang giữ chức Phó Giám Đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Mạc Văn Cường, em rể ông Vinh, làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Giang… Ngoài ra, còn một số chức danh lãnh đạo khác là anh em họ hàng với ông Vinh.

Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, nhà nước.

Lại cái bùa "đúng quy trình" mang ra là bình phong. Nếu ông không là bí thư tỉnh ủy thì cái sự "đúng quy trình" ném vào sọt rác. Ông là bí thư nên chỉ cần một cái gật là đàn em giơ tay đồng ý hết. Thằng nào không giơ tay thì biết tay ông ngay.

Đó chính là nguyên nhân gây ra mọi thứ "tiêu cực," ngu dốt, bất lực của các cơ quan nhà nước làm "Tê liệt," "rối loạn," tắc nghẽn," "bất lực"... trong các trận mưa "lịch sử" của Hà Nội và Sài Gòn trong bao nhiêu năm qua.

Một địa danh mới
Năm nay lại vừa xuất hiện một địa danh mới đang lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm.

Cái tên Hà Lội đã có lâu rồi. Những bài ca thật và ca tếu Hà Nội, nơi "chưa mưa đã ngập" từng được gọi là Hà "Lội", cái miền đất nhiều lần đi vào thơ ca, nhạc họa với bài ca dao đời mới "Ai về Hà Nội mùa mưa / Nhớ rằng không được quên mua bản đồ / Bản đồ chỗ lội, chỗ khô / Chỗ nào dùng đến ca nô, tàu thuyền / Chỗ nào nước cống duềnh lên / Chỗ nào rác rưởi phủ trên mặt đường...".

Hà "Lội" trong nhạc phẩm "Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa" của nhạc sĩ Trương Quý Hải được biến tấu "Hà Lội mùa này phố cũng như sông"… đã chính thức mất ngôi vào chiều 26-9, khi một cơn mưa "khủng" trút xuống làm người dân cả thành phố nháo nhác. Thế nên Sài Gòn được gọi là "Sài Gòn ùm" có nghĩa là dân Sài Gòn nhảy "ùm" xuống đường tắm và bắt cá. Thậm chí nhạc sĩ dạy bơi ở phòng khách và y tá bắt lươn trong bệnh viện.

Nhạc sĩ Đông Duy dạy bơi ở Phòng Khách
Tối 26/9, cơn mưa lớn đã làm nước tràn vào nhà nhạc sĩ Đông Duy (quận Thủ Đức). Nhân dịp này anh tự quay một đoạn video vui, dạy mọi người các kiểu bơi ếch, bơi bướm, bơi sải... ngay trong phòng khách. Sau hai ngày đoạn video được nhạc sĩ chia sẻ lên Facebook cá nhân đã thu hút gần 2 triệu lượt xem, hơn 37,000 người thích và 25,000 lượt chia sẻ.

Y tá bắt lươn trong bệnh viện Trưng Vương
Tại bệnh viện Trưng Vương (quận 10) nước ngập qua mắt cá chân người lớn, các nhân viên y tá đã cầm túi, vui cười đi bắt lươn bơi vào khu nhà. Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, video này lập tức đã gây chú ý cộng đồng. (Chuyện hoàn toàn có thật - mời bạn xem ảnh)
Các y tá bệnh viện vui cười khi bắt được một con lươn.
Khôi hài hơn là anh N.Q.C (36 tuổi, làm nghề thợ hồ) trùm chiếc mền màu đỏ cho biết, trận mưa vào chiều 26/9 gây ngập, gần như toàn bộ quần áo của anh bị nước cuốn trôi. "Tôi chỉ còn hai bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng. Khi có người vào nhà phải lấy mềm trùm lên người cho đỡ ngại."

Tám nguyên nhân khác khiến cả nước lụt
Thật ra gần như cả nước từ Cần Thơ cho đến Đà Lạt, Huế, Vinh, mưa to đều thành sông, thành biển, nguyên nhân do đâu? Tôi xin tóm tắt tám những nguyên nhân căn bản đó:

1. Thoát nước tự nhiên: Xem bản đồ Hà Nội xưa và Sài Gòn xưa, các bạn có thấy gì không: thành Hà Nội xưa hồ là hồ, hồ ở khắp mọi nơi. Thành Sài Gòn thì hệ thống kênh rạch chằng chịt, đó chính là nơi điều tiết nước mưa, là nơi chứa nước khi mưa, làm mát không khí thành phố dịu mát và thoát nước khi mưa lớn.

Bây giờ quay về Hà Nội mà tìm được hồ mới lạ: hồ lớn thì còn tí xíu, hồ nhỏ thì sau một thời gian đổ rác lấp, nay nhà đã mọc san sát.

Kênh rạch ở Sài Gòn cũng vậy, dân sống ở trên, xả rác xuống, lại lấn chiếm nữa, thế là hết, thế thì phải ngập thôi. Sài Gòn xây Khu đô thị ở quận 7 cũng lấp bao nhiêu kênh rạch, thay bằng ống cống nhỏ xíu.

2. Đô thị hóa: Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 diện tích 3,600 hecta, gấp 3 lần sân bay Changi ngày nay.
Bên trong khu đỗ sân bay Tân Sơn Nhất mênh mông nước.
Nay toàn bộ vùng đất dự phòng mở rộng xung quanh sân bay đã bị đô thị hóa: đường Hồ Văn Huê, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phổ Quang, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám v.v. trước kia đều là doanh trại quân đội nay nhà cửa mọc lên, hệ thống thoát nước bị bóp cổ, sân bay phải ngập thôi, còn xây sân golf trong sân, nay chỉ còn 1,500 ha, thế thì sao không ngập.

3. Bê tông hóa: thành phố không còn chỗ nào thoát nước nữa, nhà bê tông, đường bê tông, vỉa hè bê tông, vỉa hè đá hoa cương.

4. Cây xanh: Hà Nội, Sài Gòn xưa đi trên máy bay nhìn xuống cứ tưởng công viên, không thấy nhà cửa đường xá đâu (toàn cây). Bản thân cây xanh giữ nước, rễ cây cũng giữ nước, đất dưới cây xanh thoát nước; chặt hết cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi để thay vào đó là những cây bằng cái que thì phải chịu thôi.

5. Mưa: Sài Gòn diện tích 2,000 km2, tôi chỉ lấy khu trung tâm 225 km2 thôi, nếu mưa 10 cm xuống diện tích đó, thì tức là đã có 225,000,000 (vâng 225 triệu) mét khối nước đổ xuống, tức là 225 triệu tấn nước đổ xuống (tương đương thủy điện Sông Bung vừa rồi vỡ cửa đập!!!), mà mưa hôm 26/9 là 20 cm - gấp đôi số trên.

6. Cao độ công trình: Các thành phố lớn chưa quyết định được cao độ là bao nhiêu thì chịu được bão và triều cường cấp 3, mạnh ai nấy làm, công trình sau cao hơn công trình trước thì sẽ đổ về nơi thấp hơn.

7. Nước ngầm: Các nhà máy bia, nước ngọt, nước khoáng, sắt thép, dệt may, da giày tiêu thụ hàng tỷ mét khối nước ngầm, thế thì mỗi năm Hà Nội, Sài Gòn phải lún. Mỗi năm lún 2 cm, một nhiệm kỳ 10 cm, nhưng vài nhiệm kỳ là sải tay rồi!

8. Một vấn đề cũng nóng bỏng: Đó là thủy điện, mỗi khi khánh thành thủy điện ta thường nói, đã trị thủy được sông…, từ nay vùng… sẽ không còn thiếu nước, vì mưa lũ thì sẽ giữ nước lại ở thủy điện, mùa khô sẽ cấp nước. Trong khi thực tế, thủy điện mưa là xả lũ, vỡ đập, mùa khô hồ chứa nước dưới mức nước chết, đó là chưa kể đôi lúc còn thay đổi dòng chảy của nước.

Đó là tám lý do các quan chức VN "tài tình, sáng tạo" đã làm nên Hà Lội và Sài Ùm thành sông khi mùa mưa tới. Biết đến bao giờ hay không bao giờ thay đổi được đây. Chắc chắn không thể thay đổi trừ khi xóa sổ hết nhà cửa lập một thành phố khác. Lúc đó Sài Gòn chết và Hà Nội cũng tiêu luôn. Tội của các quan lớn lắm còn lưu tuyền mãi trong lịch sử dân tộc.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 10.10.2016